Xây dựng chuỗi liên kết trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

16:11, 12/05/2023

BHG - 3 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng Nông thôn mới, phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững… Theo đó, huyện Bắc Mê đã tập trung triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt tập trung triển khai Dự án 3 về Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, từ đó tạo cho người dân những thay đổi bước đầu về tư duy và hướng đi trong phát triển kinh tế.

Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Bắc Mê trao bò cho các hộ Thôn Kẹp B, xã Minh Sơn.
Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Bắc Mê trao bò cho các hộ Thôn Kẹp B, xã Minh Sơn.

Thực hiện phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị năm 2023, huyện Bắc Mê xây dựng các mục tiêu, cụ thể: Bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết cổ thụ gắn với chế biến một số sản phẩm đặc trưng tại xã Phiêng Luông, Đường Hồng; phát triển các loại cây dược liệu tại các xã, thị trấn có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp; phát triển chăn nuôi giống lợn, gia cầm địa phương theo hướng tập trung, hình thành các gia trại quy mô vừa và nhỏ, nuôi thủy sản đặc hữu tại lòng hồ thủy điện theo hướng tập trung gắn với các HTX nuôi và đánh bắt thủy sản...

Đồng chí Lê Xuân Thủy, Trưởng phòng Nông nghiệp – PTNT huyện thông tin: “Để thực hiện chuỗi liên kết, huyện đã triển khai kinh phí từ nguồn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là 54,3 tỷ đồng và từ nguồn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 3 tỷ đồng. Qua đó, nhằm thực hiện hiệu quả nguồn vốn, Phòng tiến hành thông báo đến các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn có nhu cầu đăng ký, xây dựng dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Triển khai thực hiện nghiêm các bước trong việc xây dựng chuỗi giá trị, cụ thể: Tuyển chọn đơn vị chủ trì liên kết, đề xuất các dự án, kế hoạch; tiến hành họp và định hướng các đơn vị về chủ trương, chính sách của dự án; lựa vùng, họp dân. Doanh nghiệp, HTX xây dựng báo cáo khảo sát, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; thành lập tổ hợp tác, đo đếm thực tế, thiết kế và tập huấn cho nhóm hộ thực hiện; nghiệm thu từng công đoạn theo đề nghị của chủ trì dự án…Từ đầu năm đến nay đã tiến hành được các chuỗi liên kết gồm: Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nuôi lợn thương phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất chăn nuôi bò cái sinh sản theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nuôi cá đặc hữu…”.

Chọn lựa Bắc Mê là huyện đầu tiên đặt dự án liên kết trong phát triển kinh tế, ông Thượng Thái Cát, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Cát Lý chia sẻ: Với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của HTX, đòi hỏi nguồn cung nhiều hơn. Bởi vậy, HTX đã lựa chọn huyện Bắc Mê là điểm đầu tiên tiến hành liên kết. Theo đó, HTX tiến hành cung cấp giống bò và bao tiêu sản phẩm của người dân, đồng thời trong quá trình nuôi HTX cử cán bộ chuyên môn xuống hướng dẫn đồng hành cùng người dân. Qua đó, hiện nay HTX đã lựa chọn 2 xã Yên Định, Minh Sơn và tiến hành trao bò với tổng số 66 con cho các hộ dân. Với việc khảo sát và nắm tình hình chúng tôi đánh giá rất cao về kinh nghiệm, trách nhiệm của các hộ, tổ hợp tác trong thực hiện dự án. Với những thành công bước đầu, góp phần giúp HTX mở rộng quy mô chăn nuôi, đồng thời giúp người dân có thêm kinh nghiệm, thu nhập nhằm thoát nghèo.

Bác Thào Chá Tính, Chủ nhiệm Tổ hợp tác thôn Kẹp B, xã Minh Sơn cho biết: Được nhận Chương trình hỗ trợ với việc ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án 80% và nhân dân đối ứng 20%. Nhân dân thôn Kẹp B vô cùng vui mừng, ngày được nhận bò các hộ đều phấn khởi bởi có được những con bò giống to khỏe. Để chuẩn bị tốt, các hộ đã tiến hành tu sửa chuồng bò, đặc biệt tổ hợp tác nhiều lần xuống thăm quan trang trại bò của HTX Cát Lý và được trực tiếp lựa chọn bò. Qua đó, các hộ dân trong tổ hợp tác tin tưởng rằng, mô hình này sẽ không ngừng nhân rộng và mang lại hiệu quả tích cực.

Từ việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đặc biệt là chuỗi liên kết trong phát triển kinh tế, đã góp phần mở ra cho huyện Bắc Mê cơ hội phát triển, nâng cao trình độ, thu nhập và tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho người dân địa phương.

Bài, ảnh: HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông dân Quản Bạ phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sách
BHG - Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quản Bạ, nhiều hội viên nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, đã có hàng trăm hội viên được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
30/04/2023
Agribank Bắc Mê không ngừng mở rộng đối tượng vay vốn
BHG - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện đang là ngân hàng chủ lực triển khai 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Cho vay theo Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết; cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02/NQ-CP; cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản, tín dụng ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch”; cho vay xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững… Theo đó, Agribank Bắc Mê đã triển khai các giải pháp nhằm tăng độ phủ nguồn vốn vay và giúp huyện Bắc Mê tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội.
30/04/2023
Đồng hành cùng huyện “cửa ngõ” Cao nguyên đá phát triển du lịch
BHG - Quản Bạ là huyện cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang gần 50 km về phía Bắc, mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Là vùng đất có nhiều tiềm năng về du lịch, nhận được sự đồng hành và tiếp vốn của Agribank Quản Bạ, nhiều hộ dân trên địa bàn có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, làm homestay, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng.
29/04/2023
Giảm sâu, giá xăng RON95-III lùi về ngưỡng 21.000 đồng mỗi lít
Từ 15 giờ ngày 11/5, giá xăng E5 RON92 giảm 1.306 đồng; xăng RON95-III giảm 1.320 đồng; dầu diesel giảm 601 đồng; dầu hỏa giảm 556 đồng và dầu mazut giảm 647 đồng sau khi trích lập quỹ bình ổn.
11/05/2023