Sơ kết mô hình “Mẫu thâm canh một số giống cam mới rải vụ theo VietGAP” tại xã Yên Hà

09:00, 27/11/2022

BHG - Chiều 26.11, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quang Bình, UBND xã Yên Hà tổ chức sơ kết mô hình "Mẫu thâm canh một số giống cam mới rải vụ theo VietGAP" thực hiện tại xã Yên Hà. 

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng lãnh đạo huyện Quang Bình thăm mô hình cam rải vụ theo VietGap của gia đình ông Đặng Văn Hải, thôn Chàng Mới
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng lãnh đạo huyện Quang Bình thăm mô hình cam rải vụ theo VietGap của gia đình ông Đặng Văn Hải, thôn Chàng Mới

Trong năm 2022, xã Yên Hà được xây dựng 1 mô hình mẫu thâm canh giống cam mới (giống cam chín sớm CS1, cam chín muộn V2) rải vụ theo VietGAP, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cam với tổng diện tích 8 ha/6 hộ thực hiện tại thôn Chàng Mới, xã Yên Hà. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo VietGAP như sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Qua đó, đã làm tăng năng suất cam quả, mẫu mã và chất lượng quả cam tốt hơn so với sản xuất cam đại trà trên cùng đơn vị diện tích đất sản xuất, đáp ứng các chỉ tiêu đề ra. Kết quả, năng suất đạt 20 tấn quả/ha/năm (sản xuất đại trà ngoài mô hình đạt 17 tấn/ha/năm; hiệu quả kinh tế thâm canh cam chín sớm CS1 trong mô hình tăng 46,8% và cam chín muộn V2 tăng 53,3% so với sản xuất cam đại trà. Các hộ thực hiện dự án được tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm, được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Hợp tác xã Sản xuất Nông nghiệp hữu cơ vi sinh bao tiêu khoảng 150 tấn quả cam chín sớm CS1 và cam chín muộn V2 cho các hộ tham gia dự án, giá cả mua, bán được thống nhất, phù hợp với thị trường tại thời điểm thu mua. 

Dịp này, các đại biểu cùng các hộ dân tham gia dự án và ngoài dự án đã tham quan mô hình cam VietGAP thực tế tại thôn Chàng Mới và cùng trao đổi các kinh nghiệm, biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trong quá trình thâm canh giống cam mới rải vụ theo VietGAP cho các hộ ngoài dự án để nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Tin, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì gìn giữ cây chè di sản
BHG - Huyện Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh, có độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển. Nơi đây hiện đang sở hữu vùng chè Shan tuyết cổ thụ, trong đó nhiều cây có tuổi đời lên đến vài trăm năm. Đến nay, toàn huyện có trên 1.200 cây chè Shan tuyết được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị chè di sản, chè cổ thụ, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chè.
25/11/2022
Cấp vốn cho người dân phát triển chăn nuôi
BHG - Thời gian qua, với vai trò chủ đạo trong việc đầu tư tín dụng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng vốn Agribank Hoàng Su Phì đã giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ nông dân đầu tư kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
24/11/2022
Không gian giới thiệu sản phẩm OCOP: Cơ hội tiếp cận các đặc sản Hà Giang
Nằm trong chuỗi các sự kiện thuộc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VIII tỉnh Hà Giang năm 2022, Không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc trưng của tỉnh gắn với công bố kết quả chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang đã hoàn tất các công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho những ngày hội nhộn nhịp nhất trong năm.
23/11/2022
Công nhận 37 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022
BHG - Năm 2022, các huyện, thành phố, đăng ký 154 sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Qua xét duyệt, có 53 hồ sơ sản phẩm của 35 chủ thể đủ điều kiện trình hội đồng đánh giá, phân hạng. Trong đó, có 43/53 sản phẩm tham gia mới, 10/53 sản phẩm đánh giá lại. Các sản phẩm đánh giá năm nay thuộc 4 ngành: Thực phẩm (47 sản phẩm); vải và may mặc (1 sản phẩm); đồ uống (3 sản phẩm); du lịch dịch vụ và bán hàng (2 sản phẩm).
22/11/2022