Kết nối các tuyến giao thông tạo sự phát triển bền vững

09:16, 16/03/2022

BHG- Xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và đi trước một bước, tỉnh ta đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từng bước giải quyết “điểm nghẽn” về giao thông, tạo bứt phá trong phát triển KT – XH.

Người dân thôn Xín Chải, xã Xín Cái (Mèo Vạc) chung sức làm đường bê tông.
Người dân thôn Xín Chải, xã Xín Cái (Mèo Vạc) chung sức làm đường bê tông.

Mặc dù tỉnh ta còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp nhưng KCHTGT luôn được tỉnh quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, duy trì và nâng cao khả năng khai thác mạng lưới giao thông hiện có, liên kết vùng; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm chính trị, kinh tế, giữa các đầu mối giao thông; bảo đảm nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông; công tác quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn được tăng cường, tránh đầu tư dàn trải; việc rà soát quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, phân kỳ đầu tư hợp lý, lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp… đã góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư. Mặt khác, bước đầu tạo tột phá trong việc thu hút các thành phần kinh tế; kêu gọi nhà tài trợ xây dựng cầu dân sinh và đường bê tông, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các vùng, địa phương trong tỉnh phát triển.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lê Minh Đức chia sẻ: Thực tế, các “điểm nghẽn” lớn về giao thông trong những năm qua được xử lý cơ bản, như: Các Quốc lộ 279, 4C, 34, đường Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đường Xín Mần – Bắc Hà, đường tỉnh 176B, 183, các tuyến đường đến trung tâm xã. Điều đó cho thấy chuyển biến cả về chất và lượng KCHTGT; qua đó, đóng góp trực tiếp vào việc giảm giá thành vận tải, tăng sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; góp phần phát triển KT – XH, đảm bảo QP – AN.

 Tuyến đường Phùng Hưng đoạn qua cầu suối Tiên (thành phố Hà Giang) đang được thi công.                                                                                       Ảnh: HOÀNG NGỌC
 Tuyến đường Phùng Hưng đoạn qua cầu suối Tiên (thành phố Hà Giang) đang được thi công.                                                                                       Ảnh: HOÀNG NGỌC

Hiện nay, hệ thống đường tỉnh cơ bản đáp ứng kết nối giao thông giữa các huyện; công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ được quan tâm thực hiện thường xuyên. Tuyến Quốc lộ 2 được nâng cấp đồng bộ; xây dựng đường tránh thị trấn Yên Minh trên Quốc lộ 4C; thảm nhựa đoạn qua trung tâm các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc; trung tâm xã Minh Tân, Quyết Tiến, Sủng Là. Đầu tư một số tuyến đường liên vùng đảm bảo đủ điều kiện để quy hoạch nâng lên thành đường tỉnh như: Ngọc Đường – Tùng Bá – Thái An; đường từ thành phố Hà Giang đi xã Phú Linh, Linh Hồ (Vị Xuyên), xã Đồng Tâm (Bắc Quang)… Các tuyến đường đi cửa khẩu được đầu tư nâng cấp, đảm bảo giao thông thuận lợi, như: Đường từ Quốc lộ 2 đi Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, đường ra Cửa khẩu Xín Mần – Đô Long; đường nối tới 4 cửa khẩu tiểu ngạch Nghĩa Thuận, Bạch Đích, Phố Bảng, Săm Pun. Giao thông đô thị cơ bản hoàn thiện các trục giao thông quan trọng. Chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh đầu tư hàng nghìn km đường bê tông trục xã, trục thôn bản, ngõ xóm, nội đồng; xây dựng hàng trăm cầu dân sinh. Đặc biệt, tỉnh đã và đang tích cực phối hợp hoàn thiện các thủ tục đầu tư liên quan đến dự án tuyến đường cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai và tuyến cao tốc Tuyên Quang – Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy.

Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII xác định đột phá về xây dựng KCHTGT. Điều đó khẳng định, tỉnh luôn xác định giao thông đi trước một bước. Vì vậy, tỉnh đang tích hợp phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải vào quy hoạch tỉnh đảm bảo chất lượng, có tầm nhìn chiến lược, phù hợp với thực tế của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng, như: Bắc Quang – Xín Mần, đường từ thành phố Hà Giang đi các xã Phú Linh, Linh Hồ (Vị Xuyên), Đồng Tâm (Bắc Quang); cầu Phương Tiến và đường nối từ cầu Phương Tiến đến Quốc lộ 4C. Tăng cường quản lý, bảo trì đường bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa và đảm bảo an toàn giao thông. Phát triển hợp lý hệ thống KCHTGT đô thị; củng cố, nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn…

Đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để hiện thực hóa mục tiêu đột phá đề ra, tỉnh ưu tiên nguồn lực, tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành và chính quyền địa phương trong đầu tư KCHTGT. Sử dụng nguồn lực hợp lý, đầu tư trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, kết nối trung tâm chính trị, kinh tế, các khu, cụm công nghiệp và các phương thức vận tải thông qua rà soát, lập quy hoạch đảm bảo tính khả thi. Đồng thời, nghiêm túc tuân thủ quy hoạch được phê duyệt, không để tình trạng đầu tư không theo quy hoạch, phá vỡ quy hoạch. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong đầu tư, xây dựng; ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển KCHTGT.

Đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực; chú trọng phối hợp với các địa phương tham gia huy động các nguồn lực phát triển KCHTGT; tiếp tục hỗ trợ xi măng, kinh phí để xây dựng hệ thống giao thông nông thôn theo chương trình xây dựng NTM. Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án giao thông; kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình. Ứng dụng công nghệ trong khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, khai thác, bảo trì các công trình giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính; chuyển đổi số trong điều hành, quản lý giao thông vận tải…

Từ những giải pháp căn cơ, mang tính chiến lược, nâng cao năng lực của các chủ thể gắn liền với phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng giao thông, tin tưởng KCHTGT trên địa bàn tỉnh sẽ có bước đột phá toàn diện, góp phần xây dựng quê hương Hà Giang vững vàng nơi biên cương cực Bắc.

Bài, ảnh:  KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảm bảo nguồn xăng dầu cho mục tiêu phát triển bền vững
BHG - Xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Thời gian qua trước diễn biến phức tạp của mặt hàng xăng dầu có phần khan hiếm, nguồn cung hạn chế; một số cửa hàng xăng dầu các tỉnh phía Nam đóng cửa hoặc bán cầm chừng. Tại tỉnh ta, hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn diễn ra bình thường, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh xăng dầu khẳng định đảm bảo nguồn xăng dầu ổ định, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân trong tỉnh.
28/02/2022
OCOP - cơ hội “vàng” cho nông sản
BHG - Với đặc trưng về khí hậu, thổ nhưỡng, Hà Giang có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó, chương trình OCOP được tỉnh ta xác định là hướng đi mới giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, nâng cao năng suất và giá trị cây trồng, vật nuôi, tạo “sức bật” để nông sản địa phương vươn tới các thị trường lớn ở trong và ngoài nước
28/02/2022
Diện mạo mới thị trấn Mèo Vạc
BHG - Nằm giữa mênh mông núi đá tai mèo, thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc) hôm nay như được khoác lên một diện mạo mới. Để có thành quả ấy, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở cũng như toàn thể người dân địa phương đã có sự cố gắng, nỗ lực lớn trong xây dựng thị trấn sáng - xanh- sạch - đẹp và văn minh.
28/02/2022
 Hiệu quả kép từ Nghị quyết 05
BHG - Ngoài mục tiêu tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững, hàng nghìn mảnh vườn sau cải tạo còn giúp thay đổi tư duy sản xuất của nông dân, góp phần xây dựng Nông thôn mới, bảo vệ môi tường, tạo cảnh quan sạch - đẹp, ứng dụng KHKT và liên kết sản xuất, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác và tạo phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, rộng khắp.
15/03/2022