Hội CCB xã Tân Trịnh giúp hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế

14:50, 28/04/2020

BHG - Bám sát điều kiện thực tế và nhu cầu của hội viên, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Tân Trịnh (Quang Bình) là một trong những đối tác tin cậy thực hiện hiệu quả các chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH); giúp cho hàng chục hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Ông Hoàng Văn Kết, thôn Mác Hạ, xã Tân Trịnh sử dụng vốn vay của Ngân hàng CSXH nuôi trâu sinh sản kết hợp nuôi giun quế làm thức ăn cho cá.
Ông Hoàng Văn Kết, thôn Mác Hạ, xã Tân Trịnh sử dụng vốn vay của Ngân hàng CSXH nuôi trâu sinh sản kết hợp nuôi giun quế làm thức ăn cho cá.

Hội CCB xã Tân Trịnh có 10 hội cơ sở, với 174 hội viên. Tính đến nay, tổng dư nợ vốn vay của Ngân hàng CSXH do Hội CCB xã nhận ủy thác đạt hơn 2,1 tỷ đồng với 78 hộ hội viên vay vốn. Đa số các hội viên dùng nguồn vốn vay để phát triển chăn gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả; góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Nhằm phát huy hiệu quả vốn vay, Hội CCB đã phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn; tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Qua kiểm tra, rà soát, tỷ lệ nợ quá hạn của các hội viên là thấp; đa số hội viên đều sử dụng vốn đúng mục đích, lồng ghép cùng các chương trình, dự án để tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Hội viên Hội CCB xã Tân Trịnh làm giàu trên chính quê hương nhờ trồng cây ăn quả có thế mạnh của địa phương.
Hội viên Hội CCB xã Tân Trịnh làm giàu trên chính quê hương nhờ trồng cây ăn quả có thế mạnh của địa phương.

Ông Hoàng Văn Kết, thôn Mác Hạ, cho biết: “Tháng 2.2019, tôi được vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH trong thời hạn 5 năm để đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản. Tôi rất thích nuôi trâu, vì ở đây đồng đất rộng, nguồn cỏ lại dồi dào, thuận lợi cho việc chăn thả. Hơn nữa, tận dụng nguồn phân trâu, tôi nuôi giun quế làm thức ăn cho cá, gà. Thông qua mô hình kinh tế tổng hợp, nguồn thu nhập của gia đình luôn đạt khoảng 100 triệu đồng/năm. Tôi cho rằng, Hội CCB xã đã thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm cao trong tham gia bình xét hộ vay và là điểm tựa vững chắc giúp cho hội viên trong phát triển kinh tế hiệu quả. Qua đó, tôi luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hộ vay, như: Đóng lãi đúng kỳ hạn, gửi tiết kiệm hằng tháng... Với nguồn vốn kịp thời, không chỉ riêng tôi mà nhiều hộ hội viên khác đều làm ăn hiệu quả, cuộc sống ngày càng khá giả, no đủ hơn”.

Rời nhà ông Kết, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế tiêu biểu của CCB Trần Văn Công, thôn Vén. Giữ gìn phẩm chất truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, sau khi hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự trở về địa phương; ông Công đã sớm bắt tay vào khởi nghiệp, gương mẫu đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế gia đình. Lúc đầu, ông chỉ làm dịch vụ xay xát gạo, ngô và bán thức ăn chăn nuôi, phân bón kết hợp với nuôi lợn thịt quy mô nhỏ. Sau vài năm chăn nuôi thấy có lãi, vợ chồng ông đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng CSXH nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp. Với quy trình chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn con giống, chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh…; trong chuồng lúc nào cũng có từ 150 - 180 con lợn, đợt cao điểm lên đến 250 con. Mỗi năm, gia đình ông xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa cho lợi nhuận khoảng 120 - 140 triệu đồng. Với tư duy nhạy bén và cách làm sáng tạo, ông còn trồng thêm quế, xoan phủ xanh đất trống, đồi trọc; hiện, ông là một trong những điển hình tiên tiến sản xuất, kinh doanh giỏi của xã.

Bên cạnh vai trò là “cầu nối” đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hội viênV, Hội CCB xã còn tổ chức các đợt đưa hội viên đi tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế mới, cách làm hay ở nhiều nơi; vận động hội viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhờ đó, tỷ lệ hộ hội viên khá, giàu ngày một tăng, số hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Không lùi bước trước gian khó, các hội viên Hội CCB xã đã và đang tiếp nối truyền thống cách mạng của cha anh, cùng nhau góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh; thật sự là chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương - ông Hoàng Ngọc Tịch, Chủ tịch Hội CCB xã Tân Trịnh, khẳng định.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tích cực bảo dưỡng lưới điện trước mùa nắng nóng

BHG - Mặc dù chưa đến mùa năng nóng, nhưng ngành điện Hà Giang đã chủ động bảo dưỡng hệ thống lưới điện để phục vụ mùa nắng nóng sắp đến sẽ dự báo là rất phức tạp và nhu cầu dùng điện sinh hoạt, sản xuất của nhân dân sẽ tăng cao. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành điện Hà Giang trong những ngày vừa qua.

27/04/2020
Nông dân Quản Bạ chủ động kiểm soát sâu keo mùa thu

BHG - Thời gian qua, cùng với tập trung quyết liệt chống dịch bệnh Covid-19, dịch cúm gia cầm; huyện Quản Bạ đã tích cực chủ động nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh sâu keo mùa thu ở cây ngô.

27/04/2020
Điện bừng sáng vùng quê nghèo Niêm Sơn

BHG - Giờ đây, ước muốn được thấy ánh sáng điện lưới, nấu cơm bằng nồi điện hay nghe tiếng máy xay xát,… đã không còn quá xa xỉ với người dân nhiều thôn khó khăn trên địa bàn xã Niêm Sơn (Mèo Vạc). Xã Niêm Sơn cách trung tâm huyện Mèo Vạc 25 km; có địa hình phức tạp, giao thông đi lại từ trung tâm xã đến các thôn rất khó khăn; do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế của người dân.

27/04/2020
Nguyễn Thị Sen thoát nghèo nhờ chăn nuôi tổng hợp

BHG - Những năm gần đây, phong trào phụ nữ thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Phương Tiến (Vị Xuyên) triển khai đến từng hội viên, phụ nữ (HV, PN). Qua đó, nhiều HV, PN vươn lên làm giàu, tạo thu nhập ổn định, khẳng định vai trò, vị trí trong gia đình; góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

27/04/2020