Góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Vị Xuyên

11:00, 20/12/2019

BHG - Những năm qua, nhờ có các chính sách ưu đãi của Trung ương và địa phương, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 209 và Nghị quyết 86, nay là Nghị quyết 29 của HĐND tỉnh, trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã mang lại những hiệu quả rõ nét, tạo đòn bẩy vững chắc, mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho người dân tại địa phương.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, nhiều hộ dân huyện Vị Xuyên đã mở rộng chăn nuôi gia súc.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, nhiều hộ dân huyện Vị Xuyên đã mở rộng chăn nuôi gia súc.

Có thể nói, sau khi các nghị quyết được ban hành, các cấp, các ngành đã triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức đến toàn thể nhân dân biết, đón nhận, hưởng ứng tham gia thực hiện. Đã có 1.957 gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện đăng ký vay vốn để đầu tư, thâm canh mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, nhu cầu vốn vay là 194.866 triệu đồng; 971 hộ được giải ngân vay vốn có hỗ trợ lãi suất, với số tiền đã giải ngân là 94.756 triệu đồng, chủ yếu tập trung vào các hạng mục, như: Chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, ong; làm chuồng trại; thâm canh chè, cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... đó là những cây, con thế mạnh của địa phương. Ngoài ra, các nghị quyết còn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể HTX; tổ chức lại sản xuất; dồn điền, đổi thửa; trồng rừng, cải tạo vườn tạp... nhờ có chính sách vay vốn ưu đãi mà sản xuất hàng hóa được phát triển góp phần thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp” trên địa bàn huyện Vị Xuyên nói riêng, tỉnh nói chung.

Để thực hiện và triển khai hiệu quả Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh, UBND huyện Vị Xuyên đã chỉ đạo các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt nghị quyết, nhiều cuộc họp chuyên đề cấp huyện được triển khai và bàn các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; huyện đã trực tiếp đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết. Cùng với đó, tuyên truyền rộng rãi đến người dân bằng nhiều hình thức; tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân tiếp cận nguồn vốn. Đến nay, tổng số hồ sơ đã đăng ký vay vốn theo Nghị quyết 209 là 1.957 hồ sơ/194.866 triệu đồng. Số hồ sơ đã thẩm định là: 1.957 hồ sơ, đạt 100%. Huyện đã giải ngân 971 hồ sơ/94.756 triệu đồng. Đối với Nghị quyết 29 tổng số hồ sơ đã đăng ký vay vốn 14 hồ sơ/8.680 triệu đồng. Số hồ sơ đã thẩm định là 12 hồ sơ, đã giải ngân 4 hồ sơ/3 tỷ đồng. Có thể thấy, các nghị quyết đã góp phần thay đổi hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, hợp tác; một số HTX, tổ hợp tác, nhóm sở thích đã tiếp cận được với nguồn vốn vay theo Nghị quyết 209, 86 như: Nhóm nuôi trâu của HTX Hướng Dương (Linh Hồ), nhóm nuôi ong của HTX Đức Giang, nhóm sở thích nuôi ong thôn Minh Thành (Trung Thành), tổ hợp tác trồng cam, chè theo hướng VietGAP… các trang trại chăn nuôi trâu, bò quy mô lớn xuất hiện ngày càng nhiều. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, cho biết: “Để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, giúp người dân phát triển kinh tế, thời gian qua, huyện Vị Xuyên đã có những bước đi vững chắc trong việc triển khai, thực hiện nghị quyết để tạo ra “cú hích” cho ngành Nông nghiệp của huyện phát triển, mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình tại địa phương. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ đồng bộ chính sách của nghị quyết, từ tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, dồn điền đổi thửa, sản xuất theo chuỗi giá trị từ đầu vào đến chế biến đóng gói phân phối, bao tiêu sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực OCOP. Tăng cường triển khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến mọi tầng lớp nhân dân, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận chính sách. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đối với từng cây, con cụ thể. Song song với đó là kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, từ đó sẽ phát huy được việc sử dụng đồng vốn vay ưu đãi của nhà nước”.

Với những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực và tạo sự bứt phá trong việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Từng bước thay đổi tư duy, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Bài, ảnh: Hà Trang (Vị Xuyên)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những nông dân triệu phú xã Vĩnh Hảo

BHG - Dưới nắng Đông ấm áp, những vườn cam trĩu quả, trải rộng khắp các sườn đồi thêm sáng sắc vàng tươi đầy mê hoặc. Qua thời gian, cam Sành đã khẳng định vị thế cây trồng thế mạnh giúp nhiều nông dân của xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) trở thành triệu phú. Phía sau sự sung túc ấy là bao nỗ lực của họ trong công cuộc làm giàu chính đáng và góp sức xây dựng Nông thôn mới (NTM).

 

20/12/2019
Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang

BHG - Thời điểm này, cam Sành bắt đầu cho thu hoạch, tổng sản lượng cam trên địa bàn tỉnh ước đạt 49.000 tấn. Để đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ sản phẩm cam, UBND tỉnh vừa có Công văn số 4107/UBND-KTTH chỉ đạo các sở, ngành và các huyện vùng cam triển khai thực hiện một số nhiệm vụ.

19/12/2019
Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2019

BHG - Chiều 18.12, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết ngành NN&PTNT năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành của tỉnh; Thường trực UBND, phòng NN&PTNT các huyện, thành phố.

19/12/2019
Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019

BHG - Ngày 17.12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn có Công điện số 4084/CĐ-UBND ngày 17.12.2019, về nhiệm vụ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công.

19/12/2019