Vị Xuyên "đánh thức" tiềm năng cây chè

10:17, 29/11/2019

BHG - Được xác định là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện, những năm qua, Vị Xuyên đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm “đánh thức” tiềm năng cây chè.

Các sản phẩm chè chất lượng cao của HTX Phong Vân Trà được người tiêu dùng ưa chuộng.
Các sản phẩm chè chất lượng cao của HTX Phong Vân Trà được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tổng diện tích chè hiện nay của toàn huyện là 3.674 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch 3.420 ha; năng suất chè búp tươi bình quân đạt 39,2 tạ/ha, sản lượng đạt 13.409 tấn/năm, tập trung tại các xã: Cao Bồ, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy... Tính đến nay, tổng diện tích chè được cấp Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP là 468 ha, sản lượng ước đạt 3.510 tấn, giá trị thu nhập đạt 28 – 30 triệu đồng/ha. Năm 2019, có hơn 800 ha chè hữu cơ tại các xã vùng cao được cấp chứng nhận, nâng tổng diện tích chè hữu cơ của huyện lên 2.550 ha, sản lượng ước đạt 5.076,7 tấn, giá trị thu nhập đạt 35 – 40 triệu đồng/ha.

Tại xã Việt Lâm, những năm gần đây, trồng chè hữu cơ được người dân chú trọng. Đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Toàn xã hiện có 217 ha chè; trong đó, chè trồng theo quy trình VietGAP, hữu cơ là 88,8 ha. Việc trồng theo quy trình từ cách chăm sóc, đốn lá, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến khâu thu hái và chế biến... đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã giúp cho sản phẩm chè có đầu ra ổn định, giá thu mua cao. Từ đó, xã chủ trương mở rộng vùng nguyên liệu chè tại thôn Trung và thôn Hát với 60 ha; cây chè đã giúp người dân từng bước giảm nghèo, thu nhập đạt 35 triệu đồng/người/năm”.

 Anh Hà Ngọc Châm, Giám đốc HTX Phong Vân Trà chia sẻ: Với lợi thế vùng chè sạch Vị Xuyên, HTX đã tạo được 8 loại sản phẩm; trong đó, có 2 loại chè thượng hạng được xuất khẩu; hàng năm bán ra thị trường từ 60 - 70 tấn chè... Sản xuất chè theo hướng hữu cơ đã giúp sản phẩm đứng vững trên thị trường, người dân có thu nhập cao hơn.

Từ những lợi ích và thành quả thu được qua việc chuyển đổi cách canh tác và sản xuất đã giúp cây chè lấy lại giá trị thực. Những loại chè thượng hạng như: Phổ nhĩ, Bạch trà, Bát tiên... có giá thành từ 2 – 3 triệu đồng/kg đã và đang được sản xuất nhiều hơn tại các cơ sở chè trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cuộc sống mới của người dân 3 xã ngoại thành

BHG - Nằm trong địa giới hành chính thành phố Hà Giang, nhưng trước đây, đời sống người dân 3 xã ngoại thành: Phương Thiện, Phương Độ, Ngọc Đường rất thấp. Sau gần 10 năm triển khai xây dựng Nông thôn mới (NTM), cuộc sống người dân khởi sắc từng ngày.

 

29/11/2019
Bắc Quang phát triển bền vững cây cam Sành

BHG - Cam Sành được xác định là cây hàng hóa "mũi nhọn" trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp và là một trong những sản phẩm chủ lực thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Bắc Quang. Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất, sản lượng cam Sành của huyện không ngừng tăng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong công tác, quản lý, quy hoạch cũng như xúc tiến quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam Sành và giải quyết hiệu quả những nút thắt.

 

28/11/2019
Khởi sắc vùng biên Thèn Chu Phìn

BHG - Là xã vùng 3 biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Hoàng Su Phì, những năm gần đây, nhờ sự đoàn kết, đồng lòng vượt khó mà Đảng bộ và nhân dân xã Thèn Chu Phìn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển KT – XH. Thèn Chu Phìn có 4 thôn, 367 hộ với hơn 1.700 khẩu, gồm 2 dân tộc cùng sinh sống là Mông và Nùng. Xã có 3 thôn giáp biên, tổng chiều dài đường biên là 5.040 m. Với địa hình chia cắt mạnh, chủ yếu là núi cao...

28/11/2019
Quang Bình đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng

BHG - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của huyện Quang Bình trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Với hệ thống giao thông được nâng cấp ngày càng đồng bộ từ vùng thấp cho đến những xã vùng sâu, vùng xa đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đồng chí Đặng Đức Đăng, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quang Bình... 

28/11/2019