Quang Bình nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP

09:57, 25/10/2019

BHG - Nhắc đến Quang Bình là nhắc đến vùng chè Shan tuyết Xuân Minh, Tiên Nguyên; gạo tẻ chất lượng cao Vĩ Thượng cùng nhiều sản vật đặc trưng khác. Để những nông sản trên có thương hiệu là sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền huyện và người dân nơi đây. Do đó, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được huyện chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương; giúp người dân nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Sản phẩm chè Shan tuyết của Hợp tác xã Minh Quang, xã Xuân Minh được trưng bày, giới thiệu tại Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2019.
Sản phẩm chè Shan tuyết của Hợp tác xã Minh Quang, xã Xuân Minh được trưng bày, giới thiệu tại Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2019.

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quang Bình, Nguyễn Văn Hoàng cho biết: Thực hiện chương trình OCOP, huyện Quang Bình đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, tuyên truyền và khuyến khích các tổ chức kinh tế trên địa bàn các xã, thị trấn tham gia. Chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng đảm bảo các tiêu chí như lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và có tính bền vững. Cùng với việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, phát triển các chuỗi liên kết các sản phẩm nông sản đặc trưng (chè Shan tuyết, gạo tẻ chất lượng cao…); huyện đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, từ đó, nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân.

Đồng thời, thực hiện đào tạo, tập huấn kiến thức cho 100% cán bộ quản lý, điều hành chương trình OCOP huyện, xã, thị trấn và 100% đơn vị, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia chương trình về chuyên môn quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm. Tổng nguồn kinh phí tỉnh giao thực hiện chương trình OCOP là 2,6 tỷ đồng. Theo đó, năm 2019 huyện thực hiện xây dựng 12 nhãn hiệu cho 34 sản phẩm hàng hóa thuộc 2 nhóm ngành hàng hiện có của địa phương; trong đó, nhóm thực phẩm với 9 nhãn hiệu, 19 sản phẩm và nhóm đồ uống với 3 nhãn hiệu, 15 sản phẩm như: Chè Shan tuyết chất lượng cao Minh Quang, xã Xuân Minh; chè Shan tuyết Quang Sơn, xã Tiên Nguyên; gạo tẻ chất lượng cao xã Vĩ Thượng; bánh đa khô, bún khô, bánh đa nem xã Yên Thành; mật ong hoa rừng xã Tân Bắc; nem chua Yên Bình... Hiện nay, các cơ quan chức năng của huyện đã tư vấn cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình xây dựng bao bì, tem, nhãn mác; đồng thời tích cực hoàn thiện hồ sơ sản phẩm.

Giám đốc Hợp tác xã Minh Quang, thôn Minh Sơn, xã Xuân Minh, Phùng Sùn Chòi cho biết: Vào mùa chính vụ, mỗi ngày, hợp tác xã thu mua từ 5 - 6 tấn chè búp tươi; giá thu mua tăng theo từng năm. Trước kia, hợp tác xã chỉ làm ra sản phẩm thô, nhưng sau khi liên kết với doanh nghiệp thì tập trung vào sản xuất chè khô để xuất khẩu với giá bán từ 130 - 500 nghìn đồng/kg; thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/năm. Hiện nay, với sự hỗ trợ của huyện, Hợp tác xã Minh Quang đang tích cực xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết chất lượng cao với sản phẩm: Chè khô đóng túi hút chân không 500g, trà tuyết nõn đóng túi 200g và bạch trà đóng túi 100g, đều được in nhãn mác, có chỉ dẫn địa lý cụ thể, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Có thể khẳng định, việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm OCOP là hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, đơn vị sản xuất kinh doanh từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung. Thời gian tới, huyện Quang Bình sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng sản phẩm OCOP; hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoàn thiện hồ sơ sản phẩm OCOP; đẩy nhanh tiến độ xây dựng tem, nhãn mác sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; tổ chức phân hạng đánh giá sản phẩm…

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nữ nông dân vượt khó làm giàu

BHG - Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu; bà Vừ Thị Cáy, thôn Lũng Vài, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã mạnh dạn vay vốn của Agribank đầu tư phát triển chăn nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Đến thăm gia đình bà Vừ Thị Cáy, chúng tôi được biết: Đây là một trong những người có nhiều năm kinh nghiệm về chăn nuôi bò ở xã Tả Lủng. Trước đó, gia đình bà thường chỉ nuôi khoảng 3 con bò; mặc dù có lợi thế về đất đai rộng; nhưng do không có vốn để tăng đàn.

25/10/2019
Agribank Yên Minh thực hiện tốt thu hồi vốn vay theo Nghị quyết 209

BHG - Hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 209 và sau đó điều chỉnh thành Nghị quyết 86 và nay là Nghị quyết 29 của HĐND tỉnh về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa; sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chăn nuôi gia súc ở Yên Minh đã có sự phát triển đáng kể. Năm nay, nhiều hộ vay vốn đã đến kỳ hạn trả nợ gốc; Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Minh (Agribank Yên Minh) đang phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá hiệu quả vốn vay và thu hồi nợ.

 

25/10/2019
Những nhà nông tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi

BHG - Thấm nhuần lời dạy của Bác: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất", những năm qua, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) đã lan tỏa rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Từ phong trào này, nhiều nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

 

24/10/2019
Hiệu quả từ mô hình nuôi lợn đen ở Cán Chu Phìn

BHG - Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo đối với các xã vùng cao còn nhiều khó khăn; những năm gần đây, huyện Mèo Vạc đã có nhiều giải pháp, tập trung đầu tư phát triển các mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt và bước đầu đã đem lại hiệu quả. 

 

23/10/2019