Đồng Văn đẩy mạnh cho vay vốn ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp

18:52, 12/08/2019

BHG - Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mục tiêu được Đảng, Nhà nước, tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Để  giúp người dân, các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay; thời gian qua, huyện Đồng Văn đã tích cực phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan tới các tầng lớp nhân, qua đó từng bước hiện thực mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới.

 Gia đình anh Sùng Nhè Sử, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là có thu nhập khá nhờ vay vốn nuôi bò.
Gia đình anh Sùng Nhè Sử, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là có thu nhập khá nhờ vay vốn nuôi bò.

Xác định việc thực hiện Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh là “đòn bẩy” thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã tăng cường lãnh, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện chính sách, thủ tục vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, tập trung có tính cạnh tranh cao. Thường xuyên đôn đốc các Tổ thẩm định đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ vay vốn đảm bảo nhanh chóng, chính xác và sớm giải ngân vốn vay. Cùng đó, thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân nên các tổ chức, hộ dân sử dụng nguồn vốn vay theo đúng phương án sản xuất kinh doanh và đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

 Đến thăm gia đình anh Sùng Nhè Sử, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là được biết: Đầu năm 2018, anh Sử vay 70 triệu đồng từ Chi nhánh Agribank huyện Đồng Văn theo Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh, mua 3 con bò nuôi vỗ béo; sau 1 năm nuôi, anh bán một con, lãi 12 triệu đồng; còn 2 con hiện đang giao bán với giá từ 35 - 40 triệu đồng/con; anh Sử nhẩm tính nếu bán hết cả 3 con bò được lãi trên 45 triệu đồng. Khác với gia đình anh Sử, hộ ông Giàng Mí Sính cùng thôn vay vốn ưu đãi với số tiền 50 triệu đồng nuôi ong nội. Với số tiền vay cùng số tiền của gia đình, ông mua 70 tổ ong về nuôi, mỗi năm mang lại cho gia đình nguồn thu trên 30 triệu đồng.

Ngoài việc triển khai cho vay vốn theo Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh, huyện Đồng Văn cũng đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai thực hiện cho vay theo Nghị định số 55, ngày 9.6.2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thủ tướng Chính phủ. Theo nghị định, khách hàng cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại được vay không tài sản đảm bảo ở mức 50 triệu đồng đến 3 tỷ đồng; các doanh nghiệp, HTX tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được vay không có tài sản đảm bảo lên mức 70 - 80% giá trị phương án sản xuất, kinh doanh. Nghị định quy định rõ phương thức cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay nên giúp đơn giản hóa về mặt hồ sơ, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận nguồn vốn.

Với sự quyết liệt trong triển khai, đưa các chủ trương, chính sách vay vốn ưu đãi, nhiều tổ chức, cá nhân đã tiếp cận được nguồn vốn, góp phần giải “cơn khát” vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tính đến hết 6 tháng của năm 2019, ước dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 trên địa bàn huyện Đồng Văn là 375 tỷ đồng; dư nợ cho vay theo Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh gần 65 tỷ đồng, với 806 hộ vay vốn.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại xã Xuân Giang

BHG - UBND huyện Quang Bình vừa có quyết định về việc công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Xuân Giang. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở xã Xuân Giang từ ngày 26.5 đến ngày 3.7 tại 8 hộ dân, tổng số lợn bắt buộc tiêu hủy là 74 con lợn/2.627 kg, chiếm 0,021% tổng đàn. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp khống chế dịch, sau hơn 1 tháng xã không phát sinh thêm dịch bệnh.

12/08/2019
Tín hiệu vui từ Đề án Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa

BHG - Hà Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế chăn nuôi đại gia súc. Để tạo đột phá cho lĩnh vực này, UBND tỉnh ban hành Đề án "Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025". Sau hơn 1 năm thực hiện, Đề án đang có những tác động mạnh đến sự tăng trưởng đàn gia súc, tạo sinh kế thoát nghèo cho người dân.

 

09/08/2019
Cần nỗ lực dập dịch sâu keo mùa thu

BHG - Vụ Xuân 2019, sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại trên hầu hết các vùng trồng ngô thuộc địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh, với tổng diện tích nhiễm 5.778,2 ha, chiếm 13,45%. Sau khi sâu xuất hiện, các địa phương đã chủ động phòng, chống; nhưng một số nơi phát hiện và phòng trừ  chậm nên khoảng 100 ha ngô bị nhiễm nặng, mất trắng.

 

09/08/2019
Xã Phiêng Luông chủ động quản lý, bảo vệ rừng

BHG - Những năm qua, xã Phiêng Luông (Bắc Mê) đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Qua đó, nhiều năm nay, diện tích rừng trên địa bàn xã luôn được bảo vệ, phát triển tốt, không xảy ra hiện tượng chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng.

 

09/08/2019