Xã Phiêng Luông chủ động quản lý, bảo vệ rừng

15:58, 09/08/2019

BHG - Những năm qua, xã Phiêng Luông (Bắc Mê) đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Qua đó, nhiều năm nay, diện tích rừng trên địa bàn xã luôn được bảo vệ, phát triển tốt, không xảy ra hiện tượng chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng.

Cán bộ Viện Điều tra quy hoạch rừng định vị giao rừng cho các cá nhân, tổ chức quản lý.
Cán bộ Viện Điều tra quy hoạch rừng định vị giao rừng cho các cá nhân, tổ chức quản lý.

Xã Phiêng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc cao với tổng diện tích tự nhiên trên 2.600 ha; trong đó, diện tích đất có rừng gần 2.000 ha. Thực hiện các chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh và huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; BTV Đảng ủy xã Phiêng Luông đã thành lập Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2017-2020. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND xã chủ động rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo của xã, các Tổ quần chúng bảo vệ rừng (BVR) và PCCCR tại thôn, bản; thành lập Tổ tuần tra ngăn chặn các hành vi vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể, kiểm lâm thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác quản lý, BVR, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ký cam kết BVR và PCCCR; triển khai thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, khoán BVR bảo đảm công khai, minh bạch đúng đối tượng.

Anh Cử Mí Lúa, Trưởng thôn Phiêng Luông, Tổ trưởng Tổ BVR của thôn, chia sẻ: Do làm tốt công tác tuyên truyền, nhiều năm nay, diện tích rừng được giao luôn đảm bảo an toàn, không xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng làm nương và khai thác lâm sản trái phép. Qua công tác tuyên truyền và BVR, bà con đã nhận thức được rừng là nguồn sống. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà.

Để phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, BVR tại cơ sở; hàng năm, Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện các biện pháp BVR và PCCCR, chỉ đạo kiểm lâm địa bàn chủ động bám nắm địa bàn thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quền xã trong BVR. Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tuyên truyền và ký cam kết BVR tại xã Phiêng Luông được 5 buổi với 326 lượt người. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện tốt công tác giao rừng cho tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã. Tiền khoán BVR, dịch vụ môi trường rừng hàng năm được chi trả công khai, minh bạch, đúng đối tượng, việc sử dụng tiền của người dân đúng mục đích đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, giúp người dân cơ sở yên tâm gắn bó với rừng.

Đồng chí Trần Chí Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phiêng Luông, cho biết: Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư sau khi được giao rừng đã chủ động lấy ý kiến người dân tại cơ sở để kiện toàn Tổ quần chúng BVR tại các thôn. Sau khi kiện toàn, các tổ chủ động xây dựng kế hoạch, lịch tuần tra, kiểm tra rừng; trong quá trình tuần tra, BVR nếu phát hiện hành vi, dấu hiệu xâm hại rừng tổ báo cáo kịp thời cho UBND xã, kiểm lâm địa bàn tổ chức các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ BVR, sau nhiều năm triển khai thực hiện chính sách khoán BVR, chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2019, kế hoạch khoán BVR của xã Phiêng Luông được giao là 700 ha, số tiền giao khoán là 245 triệu đồng.

Phát huy hiệu quả công tác quản lý, BVR và triển khai hiệu quả các biện pháp PCCCR, đến nay, độ che phủ rừng của xã Phiêng Luông đạt 75,8%. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong thực hiện mục tiêu quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, từng bước nâng cao độ che phủ rừng.

Bài, ảnh: V. Quân – Chí Dũng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần nỗ lực dập dịch sâu keo mùa thu

BHG - Vụ Xuân 2019, sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại trên hầu hết các vùng trồng ngô thuộc địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh, với tổng diện tích nhiễm 5.778,2 ha, chiếm 13,45%. Sau khi sâu xuất hiện, các địa phương đã chủ động phòng, chống; nhưng một số nơi phát hiện và phòng trừ  chậm nên khoảng 100 ha ngô bị nhiễm nặng, mất trắng.

 

09/08/2019
Tín hiệu vui từ Đề án Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa

BHG - Hà Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế chăn nuôi đại gia súc. Để tạo đột phá cho lĩnh vực này, UBND tỉnh ban hành Đề án "Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025". Sau hơn 1 năm thực hiện, Đề án đang có những tác động mạnh đến sự tăng trưởng đàn gia súc, tạo sinh kế thoát nghèo cho người dân.

 

09/08/2019
Phát huy vai trò cán bộ người dân tộc thiểu số ở Quang Bình

BHG - Thời gian qua, công tác cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) được cấp ủy, chính quyền huyện Quang Bình đặc biệt quan tâm; đội ngũ cán bộ DTTS đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển KT - XH, bảo đảm AN – QP tại địa phương. Huyện Quang Bình hiện có 15 xã, thị trấn với 135 thôn, bản, trong đó 74 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 14.218 hộ với 65.341 khẩu, đồng bào DTTS chiếm gần 92% (chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Mông, La Chí…). Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc được huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển KT – XH...

09/08/2019
Niềm vui na được mùa, được giá

BHG- Phường Quang Trung (TPHG) hiện có 22ha na. Vụ na năm nay, các hộ trồng na phấn khởi bởi na được mùa, được giá. Ước sản lượng na của phường Quang Trung đạt 60 tấn, giá bán bình quân là 70.000đ/1kg, giúp cho nhiều hộ trồng na có thêm thu nhập đáng kể.

08/08/2019