Dinh Mí Chứ làm kinh tế giỏi

17:00, 29/08/2019

BHG - Dinh Mí Chứ, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại thôn Sà Lủng, xã Lũng Táo, vùng đất khắc nghiệt, kinh tế kém phát triển, chủ yếu trồng ngô và chăn nuôi. Nhận thức được khó khăn của gia đình, anh đã nỗ lực từng ngày, vươn lên thoát nghèo, trở thành nông dân làm kinh tế giỏi, đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu của huyện Đồng Văn.

Nuôi bò vỗ béo mang lại cho gia đình anh Dinh Mí Chứ nguồn thu nhập ổn định.
Nuôi bò vỗ béo mang lại cho gia đình anh Dinh Mí Chứ nguồn thu nhập ổn định.

Sinh ra trên mảnh đất biên giới, điều kiện hết sức khó khăn; nhưng anh Chứ cho rằng, bản thân may mắn hơn nhiều bạn bè cùng trang lứa khi được học hết lớp 12. Sau khi tốt nghiệp THPT, Chứ đi nhiều nơi học hỏi cách làm kinh tế. Năm 2013, anh mạnh dạn vay ngân hàng 20 triệu đồng cùng số vốn tích cóp của gia đình, mua 8 con bò gầy về nuôi vỗ béo. Đầu năm 2014, anh chuyển toàn bộ diện tích đất xấu trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò hàng hóa; trồng trên 70% diện tích giống ngô mới và trồng ngô vụ 2 để tăng thêm lương thực. Có thời điểm đàn bò phát triển lên đến 15 con; khi chọn lựa mua về vỗ béo, anh Chứ đều mua giống bò to nên có những con bò anh bán được giá từ 80 - 100 triệu đồng. Hiện nay, mỗi năm anh bán được trên 60 con, mỗi tháng thu nhập của gia đình dao động từ 15 - 20 triệu đồng. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, anh trồng hơn 2 ha cỏ, gần 2 ha ngô, đảm bảo nguồn thức ăn trong mùa Đông.

Không chỉ là một nông dân tiêu biểu, giàu nghị lực, anh Chứ còn là Trưởng thôn gương mẫu. Ngoài thời gian chăm sóc đàn bò của gia đình, anh cùng với cán bộ xã động viên, tuyên truyền các hộ dân cách phát triển kinh tế, nhất là trồng cỏ chăn nuôi. Tận tình hướng dẫn cho bà con cách phòng bệnh, chăm sóc đàn gia súc; hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ, trồng giống ngô mới; chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thêm động lực cho họ vươn lên thoát nghèo. Nhiều gia đình được anh hướng dẫn đã chuyển sang nuôi bò vỗ béo, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Anh Chứ chia sẻ, thời gian tới tôi tiếp tục tăng diện tích trồng cỏ, đầu tư thêm chuồng trại, tăng số bò lên khoảng 20 con.

Vừa qua, anh Chứ vinh dự là đại biểu của xã Lũng Táo tham dự Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn; đại diện tiêu biểu cho thế hệ đồng bào vùng cao kiên trì bám đất, bám bản, nỗ lực vươn lên làm giàu, xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.  

Bài, ảnh:  MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hơn 1,5 tỷ đồng đã được hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn bị dịch tả lợn châu Phi

BHG - Thực hiện quyết định Số 1043/QĐ-UBND ngày 30.5.2019 của UBND tỉnh về ban hành mức hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh; đến nay các huyện, thành phố đã cấp 1.508,31 triệu đồng hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn bị dịch tả lợn châu Phi buộc phải tiêu hủy. Trong đó: thành phố Hà Giang cấp 205,05 triệu đồng; huyện Đồng Văn cấp 755,29 triệu đồng; Mèo Vạc cấp 87,74 triệu đồng; Quang Bình cấp 200 triệu đồng; Quản Bạ cấp 260,24 triệu đồng; 3 huyện còn lại có dịch tả lợn châu Phi là Vị Xuyên, Bắc Quang, Yên Minh đang hướng dẫn làm thủ tục để cấp kinh phí hỗ trợ.

 

29/08/2019
Giữ màu xanh cho những cánh rừng Quang Bình

BHG - Huyện Quang Bình có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, với 54.367 ha; trong đó, đất rừng sản xuất là 36.967 ha, rừng phòng hộ 17.404 ha. Phát huy thế mạnh của địa phương, những năm qua, người dân đã tập trung đẩy mạnh trồng rừng và đem lại nguồn thu nhập ổn định; đồng thời tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất. 

29/08/2019
Đổi thay ở xã "cửa ngõ" phía Nam thành phố Hà Giang

BHG - Xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) có diện tích hơn 3.000 ha với gần 1.000 hộ dân, gồm 3 dân tộc sinh sống (Tày, Dao, Kinh). Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân xã Phương Thiện đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự…

29/08/2019
Trao "cần câu" xóa nghèo bền vững ở Bắc Mê

BHG - Nhằm tạo hướng đi vững chắc cho người dân, đặc biệt là những hộ nghèo tại huyện Bắc Mê; nhiều xã, thị trấn đã linh hoạt trong việc dùng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của địa phương hỗ trợ các hộ dân, xây dựng mô hình kinh tế. Tuy chương trình mới được triển khai nhưng đã tạo những hiệu quả bước đầu, góp phần khuyến khích người dân phát triển kinh tế.

 

29/08/2019