"Bà đỡ" của nhà nông

17:02, 29/08/2019

BHG - Với ưu điểm không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, tiến độ giải ngân nhanh; Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) là một trong những nguồn tín dụng ưu đãi quan trọng, hiệu quả, giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Người dân xã Trung Thành (Vị Xuyên) trồng Thanh long ruột đỏ từ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Người dân xã Trung Thành (Vị Xuyên) trồng Thanh long ruột đỏ từ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Quỹ HTND toàn tỉnh hiện đang quản lý trên 26,4 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn T.Ư ủy thác gần 8,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh cấp trên 16,5 tỷ đồng, vốn Quỹ cấp huyện gần 1,4 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, Quỹ HTND các cấp đã giải ngân 3,8 tỷ đồng, cho 424 hộ vay; nâng tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh lên trên 23,5 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực: Trồng cam, chè theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, ong theo hướng hàng hóa; dự án tín dụng quay vòng bảo vệ rừng và xóa đói, giảm nghèo cho các xã biên giới. Tiêu biểu như: Mô hình thâm canh cam tại các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo (Bắc Quang), Yên Hà (Quang Bình); nuôi lợn ở phường Ngọc Hà, Minh Khai (thành phố Hà Giang); nuôi trâu, bò sinh sản, bò vỗ béo tại các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Bắc Mê. Hiện nay, mức cho vay của Quỹ đạt 100 triệu đồng/hộ, 150 triệu đồng/dự án; lãi suất bằng 80% lãi suất các ngân hàng thương mại.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, ngày 17.4.2019, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 37-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội và phong trào nông dân; giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố hoàn thành việc thành lập Quỹ HTND trong năm 2019; hàng năm cấp kinh phí cho Hội Nông dân các cấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, có 3 huyện thành lập được Quỹ HTND cấp huyện; 7/11 huyện, thành phố có nguồn Quỹ HTND; tiêu biểu huyện Bắc Quang có mức Quỹ HTND đạt trên 500 triệu đồng.

Đối tượng vay vốn được các cấp Hội và chính quyền địa phương lựa chọn, thẩm định kỹ, có tính khả thi và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng nên hầu hết nguồn vốn vay từ Quỹ đều phát huy hiệu quả; không có nợ xấu và nợ quá hạn. Từ nguồn vốn này, nhiều mô hình sản xuất của nông dân cho thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Định kỳ hàng tháng, tổ vay vốn các cấp duy trì sinh hoạt với sự tham gia của Ban Quản lý dự án và hộ vay để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Bên cạnh hỗ trợ về nguồn vốn, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; thành lập các tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn cách quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý cho vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình cho vay toàn tỉnh do Hội Nông dân quản lý đạt trên 768,6 tỷ đồng với 714 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho trên 23.000 hộ vay.

Trưởng ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Trần Quốc Lịch cho biết: “Thời gian qua, nguồn vốn của Quỹ đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp nhiều hộ dân vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, Quỹ sẽ hướng đến việc cho vay phát triển các mô hình nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn với bảo vệ môi trường; thành lập các HTX, tổ hợp tác để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay”.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dinh Mí Chứ làm kinh tế giỏi

BHG - Dinh Mí Chứ, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại thôn Sà Lủng, xã Lũng Táo, vùng đất khắc nghiệt, kinh tế kém phát triển, chủ yếu trồng ngô và chăn nuôi. Nhận thức được khó khăn của gia đình, anh đã nỗ lực từng ngày, vươn lên thoát nghèo, trở thành nông dân làm kinh tế giỏi, đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu của huyện Đồng Văn.

 

29/08/2019
Bắc Quang chú trọng phát triển bền vững ngay từ thôn, bản

BHG - Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bắc Quang có 93 thôn đạt tiêu chí: Thôn tự chủ, tự quản (TCTQ). Trong đó, có 7 thôn đạt TCTQ kiểu mẫu (nâng cao). Bắc Quang phấn đấu hết năm 2019, công nhận thêm 3 thôn TCTQ; hết năm 2020 công nhận thêm 18 thôn đạt tiêu chí TCTQ và lấy đó làm hướng phát triển bền vững về KT - XH…

 

29/08/2019
Trao "cần câu" xóa nghèo bền vững ở Bắc Mê

BHG - Nhằm tạo hướng đi vững chắc cho người dân, đặc biệt là những hộ nghèo tại huyện Bắc Mê; nhiều xã, thị trấn đã linh hoạt trong việc dùng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của địa phương hỗ trợ các hộ dân, xây dựng mô hình kinh tế. Tuy chương trình mới được triển khai nhưng đã tạo những hiệu quả bước đầu, góp phần khuyến khích người dân phát triển kinh tế.

 

29/08/2019
Đổi thay ở xã "cửa ngõ" phía Nam thành phố Hà Giang

BHG - Xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) có diện tích hơn 3.000 ha với gần 1.000 hộ dân, gồm 3 dân tộc sinh sống (Tày, Dao, Kinh). Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân xã Phương Thiện đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự…

29/08/2019