Xã Cán Tỷ nỗ lực giảm nghèo cho người dân

07:40, 29/11/2018

BHG - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội; từ nhận thức đó, Đảng bộ, chính quyền xã Cán Tỷ (Quản Bạ) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ để người dân từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Anh Mua Mí De, thôn Đầu Cầu I, thoát nghèo từ khi mở xưởng cơ khí.
Anh Mua Mí De, thôn Đầu Cầu I, thoát nghèo từ khi mở xưởng cơ khí.

Đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Cán Tỷ cho biết: Toàn xã có 8 thôn, bản với 1.029 hộ, 4.996 khẩu; đồng bào chủ yếu là dân tộc Mông. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 69,8%; đến nay, giảm xuống còn 57%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, như: Thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất, chưa biết cách làm ăn và sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích; nhiều hộ đông người ăn theo...

Đồng chí Hạng Mí Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Tỷ, gương mẫu thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản và bò hàng hóa.
Đồng chí Hạng Mí Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Tỷ, gương mẫu thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản và bò hàng hóa.

Để giúp người dân phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo, xã đã khuyến khích nhân rộng mạnh chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa; chuyển đổi diện tích đất kém năng suất sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi; vận động cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các tổ chức hội, đoàn thể gương mẫu, đi đầu xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và trực tiếp trao đổi, hướng dẫn về kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cho người dân, tiêu biểu như: Mô hình nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo hàng hóa từ 5 đến 20 con của đồng chí Sùng Mí Lùng, Bí thư Đảng ủy xã; Hạng Mí Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã; Sùng Mí De, Bí thư Đoàn xã; Ly Thị Lồng, cán bộ khuyến nông xã... Bên cạnh đó, nhiều đoàn viên, thanh niên cũng tích cực, mạnh dạn vay vốn ưu đãi xây dựng các mô hình khởi nghiệp hiệu quả, như: Mô hình nuôi bò, dê, ong, gà, vịt, bồ câu…; mở xưởng cơ khí, sửa chữa điện tử, điện lạnh... Ngoài ra, xã thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng nhóm, hộ; tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm tại địa phương. Từ đầu năm đến nay,  xã có 214 người đi lao động ngoài tỉnh; đã góp phần tăng thu nhập cho một số hộ trên địa bàn xã...

Đến thăm mô hình khởi nghiệp của đoàn viên trẻ Mua Mí De, thôn Đầu cầu I, được anh cho biết: “Trước đây, hai vợ chồng phải sống trong căn nhà tạm dột nát, cuộc sống vô cùng khó khăn…; sau khi được cán bộ xã giới thiệu đi học nghề, cuối năm 2016, tôi mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cùng với số vốn ít ỏi của gia đình để đầu tư mua máy móc và vật liệu xây dựng xưởng cơ khí. Hiện nay, với thu nhập trên 10 triệu/tháng, gia đình tôi không chỉ thoát nghèo mà còn xây được nhà ở kiên cố và tạo công ăn, việc làm ổn định cho 3 lao động là người trong thôn”.

Nhờ chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế, cuộc sống của nhân dân xã Cán Tỷ đã có nhiều khởi sắc. Đảng bộ, chính quyền xã đang nỗ lực, từng bước giúp người dân thoát nghèo hiệu quả thông qua các mô hình kinh tế; với mục tiêu mỗi năm, xã phấn đấu giảm được 6% hộ nghèo; đồng thời, lồng ghép nhiều nguồn lực để ưu tiên cho hộ nghèo, hộ khó khăn được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế; đồng thời tổ chức sơ kết các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để nhân ra diện rộng...

 Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo sức vươn cho các thôn đặc biệt khó khăn ở xã Hữu Sản

BHG - Cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo từ cấp ủy, chính quyền huyện, một đề án quan trọng của UBND huyện Bắc Quang ra đời. Dù chưa có tiền lệ và khuôn mẫu thực hiện, nhưng Đề án Phát triển KT-XH các thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) xã Hữu Sản, giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030 là minh chứng thuyết phục gắn kết ý Đảng, lòng dân để ươm mầm phát triển tại 4 thôn ĐBKK, gồm: Đoàn Kết, Trung Sơn, Thượng Nguồn và Khuổi Luồn.

29/11/2018
Bắc Quang đẩy mạnh phát triển cây cam Sành theo hướng VietGap

BHG - Là địa phương có diện tích cam Sành lớn nhất, nhì của tỉnh; việc tìm hướng phát triển cam Sành bền vững là nhiệm vụ quan trọng của huyện Bắc Quang trong suốt thời gian qua. Có thể khẳng định, cam Sành Hà Giang từ lâu đã trở thành thương hiệu được người tiêu dùng trong cả nước biết đến. Sản phẩm cam Sành có màu vàng sáng, quả mọng nước, vị ngọt đậm;  nhận thấy hiệu quả kinh tế, huyện Bắc Quang đã xác định phát triển cây cam Sành là giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và là cây kinh tế "mũi nhọn" của địa phương nên đã quan tâm chỉ đạo đầu tư đưa cam Sành trở thành cây thế mạnh chủ lực của huyện

29/11/2018
Hiệu quả Nhóm sở thích sản xuất nông nghiệp hữu cơ xã Minh Tân

BHG - Thời gian qua, trên địa bàn xã Minh Tân (Vị Xuyên) đã xuất hiện nhiều nhóm sở thích (NST) của nông dân như: NST trồng cây dược liệu tại thôn Hoàng Lỳ Pả; NST nuôi gà địa phương thôn Phìn Sảng; NST sản xuất nông nghiệp hữu cơ thôn Tân Sơn,… đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế,  xã hội cao. Thông qua các NST, người nông dân từng bước nâng cao được trình độ kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, chăm sóc vật nuôi; đặc biệt là các loại cây, con thế mạnh và có giá trị kinh tế. Cùng với đó, các thành viên trong nhóm luôn có việc làm ổn định, thu nhập được nâng lên, đời sống ngày càng được cải thiện.

29/11/2018
Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Tây Bắc

BHG - Ngày 27.11,tại  thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Sở Văn hóa TT&DL tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Tây Bắc, năm 2018. Tham gia hội nghị có hơn 120 đại biểu đại diện các hiệp hội, công ty lữ hành du lịch đến từ các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai và một số doanh nghiệp lữ hành du lịch tỉnh Hà Tĩnh.

 

28/11/2018