Nêu cao vai trò người có uy tín ở xã Tân Nam

15:06, 28/08/2018

BHG - Phát huy vai trò người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và đưa nghị quyết vào cuộc sống,… đó là việc mà xã Tân Nam (Quang Bình) đã và đang làm, nhằm thúc đẩy phát triển KT – XH, xóa đói, giảm nghèo; giữ vững an ninh trật tự, xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Ông Lùng Duy Bính, Trưởng thôn Phủ Lá, người luôn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Trong ảnh: Ông Bính chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Ông Lùng Duy Bính, Trưởng thôn Phủ Lá, người luôn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Trong ảnh: Ông Bính chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Là NCUT trong cộng đồng nhiều năm nay, lời nói, việc làm của ông Hoàng Văn Quế, dân tộc Tày, thôn Nà Chõ, xã Tân Nam, luôn được nhân dân nơi đây tin tưởng, làm theo. Trò chuyện với chúng tôi, ông Quế cho hay: “Để vận động nhân dân trong thôn tích cực tham gia xây dựng NTM, ngoài việc giải thích cho người dân hiểu, lấy ý kiến dân chủ trong việc quyết định các công việc chung của thôn; tôi luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi việc, để người dân thấy được và thực hiện theo”. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ đầu năm đến nay, thôn Nà Chõ đã huy động hiệu quả nguồn lực trong nhân dân, mỗi hộ đóng góp 1 triệu đồng và hàng chục ngày công lao động để tu sửa trụ sở thôn, làm 700 m đường bê - tông, mở rộng hơn 1 km đường giao thông liên thôn, xóm. Thêm nữa, ông Quế cũng là một thành viên quan trọng trong Tổ hòa giải và Tổ tự quản bảo vệ rừng của thôn Nà Chõ. Với uy tín của mình, ông Quế đã hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong thôn; qua đó tình hình an ninh trật tự trong thôn luôn được giữ vững. Đầu năm nay, thôn Nà Chõ trồng mới được 4 ha rừng, cùng với việc thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng; dự kiến, từ nay đến cuối năm, thôn sẽ vận động người dân trồng thêm từ 2 – 3 ha rừng nữa để góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng tại địa phương.

Hơn hai thập kỷ đảm nhiệm vai trò Trưởng thôn Phủ Lá, ông Lùng Duy Bính, NCUT ở thôn luôn đi đầu các phong trào thi đua; đồng thời, tích cực vận động bà con đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương. Được biết, thôn Phủ Lá hiện có 18 hộ, với gần 90 khẩu và hầu hết là đồng bào dân tộc Phù Lá. Kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp, nên cuộc sống của người dân nới đây vẫn còn nhiều khó khăn. Ông Bính chia sẻ: “Được bà con tin tưởng, tôi luôn tâm niệm, phải là cầu nối đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân; đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đến với cấp ủy, chính quyền địa phương; những việc có lợi cho dân thì phải cố gắng làm thật tốt để dân hiểu, dân tin và làm theo. Bản thân mình cũng phải luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua thì lời nói của mình mới có sức thuyết phục”. Nói là làm, đến nay, gia đình ông Bính đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp với hơn 6 ha rừng keo, bồ đề; 3 ha chè Shan tuyết, gần 2 ha cam Sành cùng đàn gia cầm gần 500 con và 4 lứa lợn nuôi gối mỗi năm (mỗi lứa trên 30 con); thu nhập của gia đình đạt trên 200 triệu đồng mỗi năm. Hiện, gia đình ông là một trong những hộ giàu của thôn, là tấm gương cho người dân trong thôn, xã học tập. Cùng với đó, ông Bính còn tích cực sưu tầm, ghi chép lại và truyền bá các phong tục tập quán truyền thống của người Phù Lá như: Hoa văn thổ cẩm thêu trên trang phục truyền thống, phong tục ngày Tết, cưới, hỏi, Lễ mừng cơm mới,… để giúp cho lớp trẻ hiểu và gìn giữ bản sắc dân tộc mình.

Chủ tịch UBND xã Tân Nam, Hoàng Ngọc Bền cho biết: Hiện, trên địa bàn xã Tân Nam có 7 dân tộc cùng sinh sống trong 12 thôn, bản (tương ứng xã có 12 NCUT); trong đó, chủ yếu là đồng bào Dao, Tày, Mông, Pà Thẻn, Phù Lá… Cũng giống như ông Quế, ông Bính; thời gian qua, bằng uy tín, tiếng nói và việc làm của mình; những NCUT trên địa bàn xã đã và đang phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình cùng với cấp ủy, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và dần xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong đời sống. Họ là những người tiên phong tham gia, góp công, góp của để tu sửa, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, các công trình xã hội,… cũng như luôn đi đầu thực hiện những mô hình kinh tế mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tích cực tham gia xây dựng hương ước, quy ước và hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp tại thôn, bản. Từ đó, góp phần giữ vững, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy KT – XH địa phương ngày càng phát triển.

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực thu hút đầu tư

BHG - Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư với chủ đề: "Hợp tác đầu tư và phát triển" được tổ chức cuối năm 2017, tỉnh ta đã trao biên bản cam kết đầu tư cho 17 doanh nghiệp, trao quyết định chấp thuận đầu tư cho 18 doanh nghiệp với tổng số vốn hơn 16 nghìn tỷ đồng. Trong thời điểm diễn ra hội nghị, Tập đoàn TH đã tiến hành khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại xã Phong Quang (Vị Xuyên) với tổng mức đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng.

28/08/2018
"Dân vận khéo" góp phần phát triển KT - XH ở Hoàng Su Phì

BHG - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo (DVK) thì việc gì cũng thành công"; những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã đẩy mạnh công tác dân vận, xây dựng các mô hình DVK trên mọi lĩnh vực, từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH ở địa phương.

 

27/08/2018
Khởi sắc trong tái cơ cấu Nông nghiệp ở Bắc Mê

BHG - Hình ảnh những rừng chuối bạt ngàn, cỏ chăn nuôi mọc xanh hai bên đường, quanh nhà; cây non mọc lên phủ kín các cánh rừng tạp; những trang trại, gia trại được hình thành từ bàn tay của người nông dân chịu thương, chịu khó; tiếng máy cày, máy cấy rền vang khắp cánh đồng... Đây được xem là bức tranh khởi sắc trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Bắc Mê nửa nhiệm kỳ qua. Sau hơn hai năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Mê cho thấy...

27/08/2018
Hữu Vinh - "miệt vườn" trên "Công viên đá"

BHG - "Miệt vườn" – cụm từ chỉ vùng đất phù sa rộng lớn, có nhiều cây ăn quả, dân cư đông đúc và thường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng nay, khi đặt chân đến vùng đất Hữu Vinh (Yên Minh), mọi người được đắm mình trong những vườn xoài, vải, dứa, hồng... đan xem nhau, rất thơ mộng. Nằm bên trục Quốc lộ 4C, các thôn Bản Vàng, Khai Hoang Bản Vàng của xã Hữu Vinh đang sở hữu hơn 20 ha cây ăn quả. 

27/08/2018