Mèo Vạc, Vị Xuyên 10 năm thực hiện chính sách "Tam nông"

09:31, 08/08/2018

BHG - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7, khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của nông dân… bộ mặt nông thôn miền núi huyện Mèo Vạc, Vị Xuyên đã có những chuyển biến quan trọng.

Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đại Dương (Mèo Vạc) kiểm tra sản phẩm thịt bò sấy khô được cấp mã vạch truy xuất nguồn gốc.         Ảnh: Hoàng Tuyến
Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đại Dương (Mèo Vạc) kiểm tra sản phẩm thịt bò sấy khô được cấp mã vạch truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Hoàng Tuyến

Ngay khi Nghị quyết 26-NQ/TW của BCH T.Ư về nông nghiệp, nông dân và nông thôn được ban hành; Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã ban hành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức quán triệt cho toàn thể đảng viên, quần chúng nhân dân học tập nội dung nghị quyết và đưa vào các cuộc sinh hoạt chi bộ, cuộc họp cơ quan. Đồng thời, ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch trọng tâm với các đề án, phương án và tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM), tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; ban hành các chỉ thị về đổi mới, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; triển khai thực hiện các chính sách của tỉnh về phát triển nông nghiệp, đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn; trú trọng phát triển văn hóa, du lịch; chỉ đạo xây các đề án để làm cơ sở đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Nông dân xã Kim Linh (Vị Xuyên) tham gia Hội thi Sàng, xảy gạo.     Ảnh: An Dương
Nông dân xã Kim Linh (Vị Xuyên) tham gia Hội thi Sàng, xảy gạo. Ảnh: An Dương

Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện các phong trào thi đua như: “Chung sức xây dựng NTM” gắn với việc học tập và làm theo Bác và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”; thực hiện Mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp, sạch làng, tốt phố”… Việc thực hiện tốt các phong trào đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng NTM. Đến nay, 17/17 xã đã lập xong Đề án Quy hoạch xây dựng NTM, 3 xã đạt 9 tiêu chí, 2 xã đạt 8 tiêu chí, 12 xã đạt từ 5 – 7 tiêu chí NTM.

Qua 10 năm thực hiện chính sách “Tam nông”, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng ổn định, công tác quy hoạch được trú trọng; chuyển giao, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất được thực hiện có hiệu quả. Qua đó, tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 35.572 tấn, tăng 12.865 tấn so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp bình quân đạt 15%/năm; giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác năm 2017 đạt 37 triệu đồng, tăng 20 triệu đồng so với năm 2008; tổng đàn gia súc có trên 83.600 con, gia cầm trên 327 nghìn con, có 12.729 đàn ong; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 2.320 tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 34,82%, tăng 9,82% so với năm 2008… Kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm, đầu tư ngày càng hoàn thiện, 100% các xã có đường giao thông và điện lưới Quốc gia. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ dệt, thu nhập tăng từ 4,6 triệu đồng/người/năm 2008 lên 15 triệu đồng/người/năm 2017.

Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Cao Cường cho biết: Sau 10 thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tam nông”, Mèo Vạc được T.Ư, tỉnh hỗ trợ thông qua nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ hộ nghèo gạo trong dịp giáp hạt. Qua đó, nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc; tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, hộ khá, giàu tăng; người dân được tiếp cận Bảo hiểm Y tế, sử dụng điện lưới Quốc gia… Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện chính sách “Tam nông”, sản xuất nông nghiệp của huyện chưa thực sự tăng trưởng bền vững, chuyển dịch cơ cấu còn chậm; quy mô các hợp tác xã còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao, sức cạnh tranh thấp, chưa nhạy bén với thị trường; kết quả xây dựng NTM tại các xã chưa đồng đều; việc nâng cao thu nhập cho người dân ở nhiều xã còn khó khăn…

Trên địa bàn Vị Xuyên, BTV Huyện uỷ đã giao Ban Tuyên giáo Huyện ủy hướng dẫn các tổ chức Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết gắn với xây dựng NTM và thực hiện tốt các phong trào thi đua.

Sau 10 năm thực hiện chính sách “Tam nông”, việc phát triển nông nghiệp gắn với tái cơ cấu kinh tế của huyện có bước đột phá quan trọng. Công tác quy hoạch ngành được chú trọng; việc đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất được ưu tiên. Đến nay, cơ bản các hộ nông dân đã sử dụng giống mới có năng suất cao vào sản xuất; các vùng chuyên canh rau, quả, thuỷ sản và vật nuôi được hình thành. Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 55.783 tấn, tăng 15.528 tấn so với năm 2008; chăn nuôi phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng đều hàng năm. Giá trị sản phẩm thu hoạch/ha canh tác năm 2017 đạt 58 triệu đồng, tăng 37,4 triệu đồng so với năm 2008.

Kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH; hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo tưới tiêu đạt 100% diện tích đất 2 vụ lúa; 100% các xã có đường giao thông đến trung tâm xã được rải nhựa và bê - tông hoá, 100% thôn, bản có đường ô-tô đến trung tâm thôn; 100% số xã có điện lưới Quốc gia đến trung tâm xã; trên 85 % thôn, bản với 87% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia; 100% số xã có trạm y tế, trường học được kiên cố hoá và 100% thôn, bản có Nhà văn hoá.

Công tác an sinh xã hội và nâng cao đời sống tinh thần khu vực nông thôn được quan tâm; thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng lên 20,13 triệu đồng/người/năm 2017; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 33,33% năm 2008 (theo chuẩn nghèo 2005), xuống còn 25,87% năm 2017 (theo chuẩn nghèo 2015). Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt 45 %; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt trên 90%. Trong giai đoạn 2008 - 2017, tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện đạt 5.658 tỷ đồng.

Những cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chính sách “Tam nông” đã góp phần tạo sự thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện – Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên Vi Hữu Cầu khẳng định.

Hoàng Tuyến – An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện đoàn Quang Bình "cầu nối" thanh niên khởi nghiệp

BHG - Thời gian qua, Huyện đoàn Quang Bình đóng vai trò không nhỏ làm "cầu nối" giúp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tiếp cận các nguồn vốn thực hiện ước mơ khởi nghiệp (KN). Thực tế cho thấy, ĐVTN huyện Quang Bình đang đứng trước nhiều khó khăn, đặc biệt vấn đề việc làm; một bộ phận thanh niên chưa tự giác thực hiện ý tưởng KN, có tâm lý sợ thất bại nên chưa mạnh dạn vay vốn thực hiện các mô hình KN…

 

08/08/2018
Sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới xây dựng Công viên Địa chất

BHG - Năm 2018 là lần thứ 2, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO - Cao nguyên đá Đồng Văn (Công viên Địa chất) được tái đánh giá tư cách thành viên theo định kỳ 4 năm/lần. Đây là dịp để chúng ta nhìn lại những nỗ lực của các ngành, các cấp và địa phương thời gian qua; nhằm hoàn thiện các tiêu chí, khuyến nghị mà Chuyên gia đưa ra. Có thể khẳng định, việc bảo tồn, xây dựng và phát huy các giá trị di sản Công viên Địa chất đã được tỉnh quan tâm xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị...

08/08/2018
Bắc Mê, nhiều chính sách khuyến khích chăn nuôi theo hướng hàng hóa

BHG - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực đầu tư cho phát triển cũng như diễn biến phức tạp về thời tiết, khí hậu,... nhưng những năm qua, huyện Bắc Mê đã có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa; góp phần cải thiện đời sống, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện khóa IX về phát triển đàn trâu, bò hàng hóa tập trung theo vùng, giai đoạn 2016 -2020. 

08/08/2018
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở Yên Minh

BHG - Để thực hiện có hiệu quả Quy chế Dân chủ (QCDC) ở cơ sở, Huyện ủy Yên Minh đã chỉ đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trực tiếp đối thoại với nhân dân. Từ đó góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Theo Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Yên Minh Hà Thị Kim Phượng, xác định việc thực hiện QCDC ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nên các cấp, ngành của huyện đã phối hợp chặt chẽ trong việc phổ biến, quán triệt các văn bản, chỉ thị...

08/08/2018