Hiệu quả Chương trình "Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới" ở Đồng Văn

08:07, 22/06/2018

BHG - Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa tại các xã biên giới. Trong đó, Chương trình “Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới” triển khai thí điểm tại 2 xã Phố Cáo và Lũng Cú (Đồng Văn) là một nội dung trong Đề án “Phát huy năng lực cộng đồng hỗ trợ phát triển bền vững KT-XH, góp phần củng cố QP-AN các xã biên giới đất liền” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, chương trình mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, phát huy có hiệu quả nguồn hỗ trợ, từng bước giúp các xã biên giới xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Từ nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng, giúp người dân xã Phố Cáo (Đồng Văn) thuận lợi hơn trong sản xuất nông nghiệp.
Từ nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng, giúp người dân xã Phố Cáo (Đồng Văn) thuận lợi hơn trong sản xuất nông nghiệp.

Bằng việc thiết kế, đưa vào vận hành trang mạng “Vì sự phát triển bền vững các xã biên giới đất liền” với 6 chuyên mục như: Thông tin xã biên giới; phát triển cộng đồng; giới thiệu ý tưởng; nhân ái; giao thương… trang thông tin do một doanh nghiệp cùng với xã quản lý, kêu gọi các “mạnh thường quân” giúp giải quyết các nhiệm vụ: Tạo dựng kênh kết nối trực tuyến giữa cộng đồng dân cư với các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư, hỗ trợ dưới dạng “Trang thông tin điện tử” có sự bảo trợ của Nhà nước; tạo dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, cung cấp thông tin cho cộng đồng để hỗ trợ đầu tư và tài trợ phát triển kinh tế; vận động doanh nghiệp có năng lực đảm nhận vai trò đồng hành, làm đầu mối dẫn dắt đầu tư. Doanh nghiệp cũng cam kết đồng hành cùng người dân trong tối thiểu 5 năm. Như vậy, các xã biên giới không chỉ nhận được nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ mà còn được sự trợ giúp của toàn xã hội thông qua nhiều hình thức để xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển bền vững KT-XH và bảo đảm QP-AN.

Tại 2 xã Phố Cáo và Lũng Cú, Chương trình “Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới” có sự tham gia của Công ty Cổ phần Carbon Việt Nam và Tập đoàn VNPT, được chính quyền địa phương và nhân dân hết sức ủng hộ, đồng tình. Từ đầu năm nay, xã Phố Cáo đã nhận được nguồn hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi, phục vụ sản xuất;  hàng chục điểm trường; có trên 1 nghìn xuất quà được trao tặng người nghèo, các cháu học sinh, gia đình có công với cách mạng... tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Tại xã Lũng Cú, hàng loạt chương trình phát triển đã kêu gọi được trên 60% vốn đầu tư như: Phát động ủng hộ xây dựng trường học; các dự án nuôi bò vỗ béo, trồng cây Lê, xây bể nước sạch cho người dân...

Nếu như các chương trình hỗ trợ trước đó từ các nhà tài trợ diễn ra tự phát, nhỏ lẻ, khó thực hiện, không xuất phát từ yêu cầu thực tế, chưa tạo động lực vươn lên thoát nghèo cho nhân dân thì đến nay, khi các dự án hỗ trợ được xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học đã phát huy hết được nguồn vốn hỗ trợ. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trợ giúp xã biên giới tạo điều kiện cho các nguồn tài trợ đến trực tiếp đối tượng có nhu cầu một cách nhanh chóng, không qua khâu trung gian; tạo sự cạnh tranh, nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả nhất. Giúp minh bạch hóa các hoạt động đầu tư, trợ giúp phát triển KT-XH ở các xã này, khắc phục tình trạng chồng chéo, thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đáp ứng được nhu cầu đặc thù của từng xã, từng thôn bản; giúp huy động được mọi nguồn lực xã hội từ vốn, nhân lực để phát triển và góp phần nâng cao trình độ dân trí; hình thành mối quan hệ gắn bó thường xuyên, liên tục, bền vững giữa cộng đồng dân cư biên giới với đồng bào cả nước.

Chủ tịch UBND xã Phố Cáo Vừ Mí Chơ cho biết: Từ đầu năm đến nay, xã Phố Cáo đã xây dựng được nhiều công trình từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình như: Làm đường bê - tông nông thôn; di chuyển người dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt, lở cao tại thôn Khó Trư; xây dựng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; những dự án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã cũng đang tiếp tục được kêu gọi. Với sự quản lý khoa học, những nguồn lực cộng đồng phát huy hiệu quả hơn, lợi ích của nhân dân được đặt lên hàng đầu, khơi dậy được trách nhiệm của mỗi người dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình “Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới” đã phát huy hiệu quả trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ cho các xã biên giới khó khăn, qua đó từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cam, chè - cây "mũi nhọn" ở Tiên Kiều

BHG - Về xã Tiên Kiều, đến các thôn Giàn Thượng, Giàn Hạ, Kim Thượng, Thượng Cầu..., đâu đâu cũng thấy những vườn cam Sành tươi tốt, trĩu quả và những đồi chè tua tủa búp non vươn lên đón nắng. Người dân trong xã cho biết, cây cam Sành và cây chè đã, đang làm thay đổi mảnh đất Tiên Kiều.

 

22/06/2018
Hoàng Su Phì tích cực mở rộng diện tích trồng cỏ chăn nuôi

BHG - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về "Đột phá thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc và đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành Nông nghiệp năm 2018 đạt 32%" và để phát triển bền vững đàn đại gia súc, thời gian qua, huyện Hoàng Su Phì đã, đang tìm nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của huyện đến thời điểm hiện nay mới chỉ có hơn 2 nghìn ha, chủ yếu cỏ Voi và cỏ Guatemala. 2 giống cỏ này có thời gian sinh trưởng chậm, chất lượng không cao, dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt trong mùa Đông.

 

21/06/2018
Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh, động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quang Bình

BHG - Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đến nay, huyện Quang Bình đã giải ngân cho 614 hộ vay, với tổng kinh phí trên 64 tỷ đồng. Nhờ đó, tạo động lực giúp người dân mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất với các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh như: Cam, chè, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi trâu, bò, lợn hàng hóa…

 

21/06/2018
Chàng trai Tày khởi nghiệp trên miền đá

BHG - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc Quang, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Du lịch (DL) Hà Nội, anh quyết định trở về quê hương, mạnh dạn khởi nghiệp trên miền đá. Người chúng tôi nói đến là anh Ma Hoàng Sơn, dân tộc Tày, sinh năm 1989, hiện trú tại thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn).

 

21/06/2018