Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Vô Điếm

15:39, 05/05/2018

BHG - Xác định sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap sẽ làm tăng giá trị sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Vô Điếm (Bắc Quang) đã vận động người dân tập trung sản xuất chè theo hướng VietGap để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Anh Ma Văn Khăm (bên trái) nghe cán bộ xã Vô Điếm tư vấn về quy trình kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap.
Anh Ma Văn Khăm (bên trái) nghe cán bộ xã Vô Điếm tư vấn về quy trình kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap.

Ông Mai Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Vô Điếm cho biết: Tháng 12.2017, xã được công nhận 96,4 ha/225 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, với 182 hộ của hai thôn Me Hạ và thôn Thia. Năng suất chè búp tươi dự kiến đạt 51 tấn/1 ha; sản lượng dự kiến đạt 578,4 tấn/năm. Lúc đầu, khi triển khai sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, nhiều hộ có tâm lý e ngại về các quy trình sản xuất, năng suất cũng như  giá thành sản phẩm. Nắm được tâm lý của người dân, chính quyền xã đã phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho các hộ tham gia về quy trình sản xuất cũng như giá thành sản phẩm cho người dân.

Theo tìm hiểu, trước kia, các hộ dân trên địa bàn xã trồng chè theo cách nhỏ lẻ, tự phát và sử dụng chất hóa học để kích thích tăng trưởng cho cây chè; nên không đảm bảo về chất lượng sản phẩm, giá bán ra thị trường thường rất thấp, dao động từ 3 đến 3,5 nghìn đồng/1kg; nhiều khi người dân còn không tiêu thụ được sản phẩm. Từ khi triển khai sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, đã làm thay đổi nhận thức của mỗi người dân; người dân đã tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn như: Hạn chế phun các loại thuốc hóa học, sử dụng phân bón vi sinh,  các hộ đều có lò xử lý rác thải, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sâu bệnh và có ghi chép cụ thể. Đồng thời, khi tham gia sản xuất chè VietGap, các hộ được vay 30 triệu đồng/1ha theo Nghị quyết số 209 và hỗ trợ phân bón để phát triển diện tích chè của mình.

Anh Ma Văn Khăm, Tổ trưởng Tổ sản xuất chè VietGap tâm sự: Hiện,  gia đình tôi có hơn 1 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Vừa là thành viên, vừa là Tổ trưởng, tôi luôn cùng chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền, vận động, kiểm tra các hộ sản xuất chè phải tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật; hạn chế dùng thuốc hóa học; bảo vệ môi trường sinh thái; vận động các hộ mở rộng diện tích và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap từ 1 – 2 ha hiện nay, lên 5 - 7 ha trong thời gian tới.

Có thể nói, với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, sự ủng hộ của người dân; xã Vô Điếm đã và đang đẩy mạnh sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cây chè của địa phương mà còn tạo nguồn thu nhập cao và ổn định cho chính bà con địa phương.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lòng hồ Sông Miện 5 mang lại nguồn lợi cho người dân Thuận Hòa

BHG - Từ thành phố Hà Giang đến lòng hồ Thủy điện Sông Miện 5 không xa. Theo hướng Hà Giang - Đồng Văn, đến km 9, rẽ phải vào khoảng 1 km là đến đầu hồ, nằm trên địa bàn thôn Hòa Bắc, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên). Theo con đường nhựa uốn lượn ven hồ, khách đến thăm sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hữu tình cũng như những sinh lợi mà lòng hồ mang lại cho người dân. Và đây cũng là khu vực được Đảng ủy, chính quyền xã xác định là một trong những tiềm năng cần được phát triển, khai thác mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho người dân.

 

05/05/2018
Nhiều chính sách phát triển ngành nghề nông thôn

Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề.

04/05/2018
Vị Xuyên đổi mới công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

BHG - Nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) đối với sự phát triển KT - XH của địa phương, mặc dù gặp không ít khó khăn do nhu cầu sử dụng lao động chưa cao, ngân sách dành cho ĐTN hàng năm còn ít, xong hơn 2 năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Vị Xuyên đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra...

04/05/2018
Bảo tồn cây chè cổ thụ ở thôn Phiêng Luông

BHG - Có tuổi đời trên 100 năm, những cây chè cổ thụ tại thôn Phiêng Luông, xã Phiêng Luông (Bắc Mê) thân to, cao 5 - 6 m, rất quý. Tuy nhiên, do người dân chưa biết cách chăm sóc đúng quy trình nên vườn chè cổ đang ngày một lụi tàn, cả thôn hiện chỉ còn hơn 100 cây. Thôn Phiêng Luông có khí hậu quanh năm mát mẻ, đất tơi xốp, rất thích hợp phát triển cây chè. Mọc giữa rừng sâu, bên cạnh dòng suối mát đã giúp cây chè phát triển tốt, hương thơm, nước chè xanh, vị ngọt, đắng hòa quyện, rất quyến rũ... Thế nhưng, đối với người dân thôn Phiêng Luông, chè cổ thụ hiện chỉ có giá trị tạo bóng mát cho đồng bào ngồi nghỉ mỗi khi đi làm nương...

 

04/05/2018