Quang Bình phát triển mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ

15:41, 05/05/2018

BHG - Hiện nay, huyện Quang Bình đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp địa phương. Tại một số xã vùng cao của huyện gồm: Xuân Minh, Tiên Nguyên, Tân Nam,… đã và đang phát triển mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ lúa; nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân.

Mô hình trồng dưa hấu che phủ nilon của hộ anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Minh Tiến, xã Xuân Minh.
Mô hình trồng dưa hấu che phủ nilon của hộ anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Minh Tiến, xã Xuân Minh.

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quang Bình, Nguyễn Văn Hoàng cho hay: Đầu năm 2018, huyện đã triển khai mô hình trồng bí ngô và dưa hấu trên đất 1 vụ lúa tại các xã: Xuân Minh, Tiên Nguyên, Tân Nam, Bản Rịa. Tổng diện tích thực hiện được 21,15 ha; trong đó, diện tích bí ngô là 20 ha, còn lại là dưa hấu. Đây là các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, chịu hạn tốt, dễ trồng và chăm sóc; phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai của địa phương;  Sau khi thu hoạch, bà con có thể trồng gối vụ mới.

Thực hiện mô hình trồng dưa hấu, Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ cung ứng giống dưa hấu và bạt nilon che phủ cho người dân. Với mô hình trồng bí ngô, huyện hỗ trợ giống, còn phân bón cho vay theo hình thức đầu tư có thu hồi. Bí ngô sau khi thu hoạch, người dân sẽ được Hợp tác xã (HTX) phát triển thương mại và dịch vụ Sóc Sơn (xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm thông qua HTX Nông nghiệp xanh (thôn Trung, xã Bằng Lang) tại huyện; với đơn giá 2.000 đồng/kg (giá thành có thể cao hơn nếu chất lượng sản phẩm cao). Việc thực hiện mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ lúa cho năng suất cao gấp 2 lần so với trồng lúa; đồng thời góp phần tăng hệ số sử dụng đất (mô hình được thực hiện trên diện tích đất 1 vụ lúa), đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân. Từ đó, đẩy mạnh việc phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn huyện.

Đầu năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Minh Tiến, xã Xuân Minh đã mạnh dạn chuyển đổi 2.500 m2 lúa 1 vụ hiệu quả thấp sang trồng dưa hấu có che phủ nilon. Anh cho biết, được huyện hỗ trợ giống và nilon che phủ cho 500 m2 đất trồng dưa hấu và 2.000 m2 còn lại gia đình anh tự đầu tư mua giống, bạt nilon về che phủ theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp xã. Việc chăm sóc cũng đơn giản, do che phủ nilon đã giảm việc thoát hơi nước, đảm bảo giữ ấm, hạn chế được cỏ và các loại sâu bệnh hại. Dự kiến, đến vụ thu hoạch, với giá bán dưa hấu như năm trước (khoảng 10.000 – 12.000 đồng/kg), gia đình anh có thể thu về hơn 30 triệu đồng.

Bí thư Đảng ủy xã Xuân Minh, Lý Hồng Quân cho biết: Do diện tích đất nông nghiệp ít, khí hậu lại khắc nghiệt; nên thời gian qua, cùng với việc tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã luôn chú trọng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, ngoài triển khai mô hình trồng dưa hấu, xã cũng thực hiện trồng 10 ha ngô trên đất 1 vụ lúa, góp phần tăng cường hệ số sử dụng đất, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân.

Việc phát triển mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ lúa ở Quang Bình đang là hướng đi mới; nhằm góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng năng suất, hiệu quả cây trồng; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp người dân tăng thêm thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài, ảnh:  YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Vô Điếm

BHG - Xác định sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap sẽ làm tăng giá trị sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Vô Điếm (Bắc Quang) đã vận động người dân tập trung sản xuất chè theo hướng VietGap để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

05/05/2018
Lòng hồ Sông Miện 5 mang lại nguồn lợi cho người dân Thuận Hòa

BHG - Từ thành phố Hà Giang đến lòng hồ Thủy điện Sông Miện 5 không xa. Theo hướng Hà Giang - Đồng Văn, đến km 9, rẽ phải vào khoảng 1 km là đến đầu hồ, nằm trên địa bàn thôn Hòa Bắc, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên). Theo con đường nhựa uốn lượn ven hồ, khách đến thăm sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hữu tình cũng như những sinh lợi mà lòng hồ mang lại cho người dân. Và đây cũng là khu vực được Đảng ủy, chính quyền xã xác định là một trong những tiềm năng cần được phát triển, khai thác mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho người dân.

 

05/05/2018
Nhiều chính sách phát triển ngành nghề nông thôn

Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề.

04/05/2018
Vị Xuyên đổi mới công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

BHG - Nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) đối với sự phát triển KT - XH của địa phương, mặc dù gặp không ít khó khăn do nhu cầu sử dụng lao động chưa cao, ngân sách dành cho ĐTN hàng năm còn ít, xong hơn 2 năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Vị Xuyên đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra...

04/05/2018