Đồng Văn mở rộng diện tích trồng rau Bắp cải trái vụ

08:24, 09/05/2018

BHG - Những năm qua, huyện Đồng Văn đã có nhiều giải pháp, cách làm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong đó có việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô, trồng lúa nhưng thiếu nước sản xuất sang trồng rau Bắp cải trái vụ, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Xu hướng trồng rau trái vụ đang được người dân xã Phố Cáo tích cực thực hiện.
Xu hướng trồng rau trái vụ đang được người dân xã Phố Cáo tích cực thực hiện.

Để có thêm cơ sở từ thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện mở rộng diện tích trồng rau Bắp cải trái vụ, rau chuyên canh ra các xã, thị trấn có điều kiện. Năm 2017, huyện Đồng Văn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn huyện phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và Gia súc Phố Bảng triển khai mô hình trồng trình diễn trồng rau Bắp cải trái vụ tại thôn Lán Xì A, xã Phố Cáo. Việc triển khai mô hình có hướng dẫn về kỹ thuật, đảm bảo lượng bón phân cân đối, hợp lý; sản phẩm được đánh giá sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Sau thời gian 3 tháng kể từ khi trồng, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha (năng suất thực tế của mô hình đạt 27 tấn/ha), giá bán tại ruộng là 6 nghìn đồng/kg, tổng thu là 120 triệu đồng; sau khi trừ chi phí phân bón, công chăm sóc, lợi nhuận thu được trên 60 triệu đồng/ha. So với trồng ngô, trồng rau Bắp cải trái vụ cho thu nhập cao hơn 4 lần, nếu chăm sóc tốt cho năng suất cao và được giá có thể tăng lợi nhuận gấp 6 lần trồng ngô…

Sau thành công của mô hình, huyện Đồng Văn đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là việc chuyển đổi những diện tích đất trồng ngô cho năng suất thấp, trồng lúa nhưng thiếu nước chuyển sang trồng rau trái vụ, rau chuyên canh; huyện hỗ trợ một phần tiền mua giống, phân bón cho năm đầu tiên; hỗ trợ tìm đầu mối giúp tiêu thụ sản phẩm. Cũng từ thực tế hiệu quả kinh tế của trồng rau trái vụ đã khuyến khích người dân tích cực tham gia trồng. Tính đến tháng 3.2018, toàn huyện Đồng Văn đã có trên 35 ha rau trái vụ, trong đó chủ yếu tập trung ở các xã như Sảng Tủng, Phố Cáo, Thài Phìn Tủng, Lũng Cú, thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn… Tuy nhiên, theo ghi nhận, diện tích trồng rau trái vụ trên địa bàn huyện chưa nhiều; người dân còn trồng manh mún, nhỏ lẻ, chưa đúng quy trình kỹ thuật; sản phẩm đầu ra chưa thực sự ổn định, chủ yếu tiêu thụ trong huyện và các huyện lân cận như Mèo Vạc, Yên Minh…

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuân, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Trồng các loại rau trái vụ tuy vất vả vì phải thực hiện một số quy trình theo đúng kỹ thuật và năng suất không cao như loại rau chính vụ nhưng hiệu quả kinh tế lại cao hơn hẳn. Hơn nữa, việc trồng rau trái vụ hạn chế được nhiều loại sâu bệnh hại do môi trường sinh thái không thuận lợi, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, qua đó tạo ra sản phẩm sạch, được người tiêu dùng tin tưởng khi sử dụng. Trồng rau trái vụ không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần cung cấp rau an toàn phục vụ người dân địa phương, cho các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch khi lên với Cao nguyên đá Đồng Văn.

Thời gian tới, huyện Đồng Văn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân mở rộng thêm diện tích trồng rau trái vụ, rau chuyên canh ra các xã, thị trấn có điều kiện; có cơ chế hỗ trợ giống, phân bón cho người dân trồng rau trái vụ, rau chuyên canh với diện tích từ 0,5 ha trở lên. Về cơ cấu giống rau, ngoài rau Bắp cải có thể trồng thêm các loại rau, quả trái vụ khác như Cà chua, Su hào. Đây cũng là một trong hướng đi của huyện Đồng Văn nhằm cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hiện thực hóa mục tiêu XĐGN nhanh và bền vững.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chàng trai Quảng Bình khởi nghiệp trên đất Hà Giang

BHG - Sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung nắng gió Lệ Thủy (Quảng Bình), nhưng anh Nguyễn Văn Trãi (sinh 1988) lại lựa chọn Hà Giang để lập nghiệp. Hiện, anh đang là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ Du lịch và Thương mại Hà Giang Trẻ, chuyên cung cấp dịch vụ du lịch Hà Giang chuyên sâu. Nhờ sự tâm huyết, uy tín, công ty của anh đang từng bước trở thành đơn vị lữ hành được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến và lựa chọn khi khám phá Hà Giang.

 

08/05/2018
Kinh tế tư nhân thêm cơ hội... "cất cánh" - Kỳ 2: Nhận diện và tháo "rào cản"

BHG - Trong rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế khu vực tư nhân, có 3 yếu tố chính, tác động lớn nhất gồm: Vướng mắc về đất, thủ tục hành chính và nguồn vốn. Những "rào cản" trên sớm được tỉnh ta nhận diện, từ đó có nhiều cách làm phù hợp, tháo gỡ hiệu quả khó khăn, tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển, từng bước đưa mảnh đất cực Bắc Tổ quốc thoát nghèo bền vững. Mặc dù được tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, nhưng việc phát triển doanh nghiệp, kinh tế khu vực tư nhân vẫn còn nhiều hạnh chế; trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp lớn, số lượng còn thấp so với các địa phương trong khu vực, quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh chưa cao...

 

08/05/2018
Xã Thượng Sơn phát triển kinh tế bền vững

BHG - Địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thiếu điện sinh hoạt… là những vấn đề bà con xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên phải đối mặt. Từ một xã khó khăn về mọi mặt, Thượng Sơn đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ từ những mô hình phát triển kinh tế theo hướng Hợp tác xã (HTX) và Tổ, Nhóm cùng sở thích. Đến với Thượng Sơn những ngày này, mới thấy không khí tất bật sản xuất của bà con. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, chính quyền xã đã vận động bà con tham gia các tổ, đội sản xuất và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

 

08/05/2018
Gia trại nuôi gà hiệu quả kinh tế cao ở Hoàng Su Phì

BHG - Nhận thấy nhu cầu thị trường chăn nuôi có tiềm năng phát triển ở huyện Hoàng Su Phì. Năm 2015, anh Phan Hữu Tụ, tổ 3, thị trấn Vinh Quang đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi gà giống và thương phẩm. Sau gần 4 năm bén duyên với nghề, gia trại nuôi gà của gia đình đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao và được đánh giá là có quy mô lớn nhất huyện. Qua thực tế, thấy người dân các xã trong huyện phần lớn chỉ nuôi gà theo hình thức nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, ít có mô hình chăn nuôi với quy mô hàng hóa, nên anh Tụ đã quyết tâm đầu tư vào mô hình chăn nuôi gà với mong muốn cung cấp cho thị trường nguồn thực sạch và con giống...

08/05/2018