Xã Minh Ngọc mở rộng diện tích trồng nghệ

22:17, 12/03/2018

BHG - Nhận thấy cây nghệ dễ trồng mà mang lại lợi ích kinh tế cao, vì vậy những năm gần đây, người dân xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê đã mở rộng diện tích trồng nghệ để nâng cao thu nhập.

Trước đây, trên diện tích đất nông nghiệp của gia đình chị Lã Thị Thi, thôn Nà Sài, xã Minh Ngọc trồng ngô và các loại rau màu khác. Thời gian gần đây, nhận thấy hiệu quả từ cây nghệ, gia đình chị Thi quyết định chuyển đổi trồng cây nghệ đỏ trên phần lớn diện tích đất canh tác của mình. Theo chị Thi, 1ha trồng nghệ thu từ 14 – 16 tấn nghệ tươi, với giá bán dao động từ 5 - 7.000 đồng/kg nghệ tươi, thu nhập khoảng 80 – 90 triệu đồng, cao hơn khoảng 30 triệu đồng so với trồng lúa. Mặt khác cây nghệ phù hợp với chất đất ở địa phương và có thể trồng xen canh các loại cây hoa màu khác như ngô, lạc...

Người dân thôn Nà Sài, xã Minh Ngọc thu hoạch nghệ.
Người dân thôn Nà Sài, xã Minh Ngọc thu hoạch nghệ đỏ.

Cũng như gia đình chị Thi, gia đình chị Hoàng Thị Thuyên, thôn Nà Cau trồng 6 nghìn m2 cả nghệ đen lẫn nghệ đỏ. Chị Thuyên cho biết, nghệ là loại cây dễ trồng, không kén đất, chịu hạn tốt, được trồng vào khoảng tháng 2- 3 dương lịch và khoảng tháng 12 thì cho thu hoạch. Bên cạnh đó, cây nghệ ít sâu bệnh, chi phí cho chăm sóc không cao, đầu ra được bao tiêu 100% khiến người dân yên tâm sản xuất.

Nhận thấy việc trồng nghệ của người dân vẫn còn nhỏ lẻ, đầu ra của sản phẩm vẫn chưa ổn định. Nhằm giúp người dân bao tiêu sản phẩm, năm 2016, HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn chuyên chế biến tinh bột nghệ, có trụ sở tại xã Minh Ngọc được thành lập với 7 thành viên. Với quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn còn lớn có khả năng phù hợp để trồng cây nghệ, do đó HTX triển khai theo hướng liên kết cùng bà con nhân dân. Theo đó HTX đầu tư giống, phân bón, quy trình trồng nghệ, khi thu hoạch HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm của bà con nông dân theo giá thị trường sau khi trừ giống và phân bón đã cấp ban đầu. Cùng với đó để chất lượng sản phẩm được đảm bảo, HTX đầu tư máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất và chế biến như: Máy say, máy sấy, máy đóng gói, máy lắng tinh bột… Chủ động liên kết, hợp tác với các Công ty, các đơn vị, huy động nguồn lực, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật và đã sản xuất và chế biến thành công sản phẩm tinh bột nghệ chất lượng cao để đưa ra thị trường. Sản phẩm của HTX đã được các cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận là đơn vị đủ điều kiện sản xuất, có mã số mã vạch, mã truy suất nguồn gốc xuất xứ để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng. Sau gần 2 năm hoạt động HTX đã thu hoạch trên 250 tấn nghệ tươi cho người dân và chế biến cung cấp ra thị trường trên 10 tấn tinh bột nghệ chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Bình Giang, Chủ tịch UBND xã Minh Ngọc cho biết: Trồng nghệ là một trong những mô hình kinh tế mới ở xã Minh Ngọc. Trước khi phát triển cây nghệ thành cây thế mạnh của xã, thì cây nghệ được trồng nhỏ lẻ, sau khi một số hộ gia đình tổ chức chế biến sản xuất tinh bột nghệ, nhận thấy việc trồng nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra tương đối ổn định, nên xã Minh Ngọc đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh diện tích trồng cây nghệ. Hiện nay, toàn xã Minh Ngọc có 57 ha nghệ, trong những năm tiếp theo, xã tiếp tục phấn đấu mở rộng diện tích ra các thôn bản, đồng thời động viên các HTX tiếp tục thu mua và chế biến tinh bột nghệ. Thành công của mô hình đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích canh tác, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của xã Minh Ngọc.

Công đoạn phơi khô tinh bột nghệ.
Công đoạn phơi khô bột để chế biến tinh bột nghệ của HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn.

 PHAN MẠNH - THANH THỦY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên kết sản xuất trong trồng rừng kinh tế

BHG - Trồng rừng sản xuất - rừng kinh tế được tỉnh ta đặc biệt quan tâm với những định hướng, mục tiêu phát triển cụ thể, cùng nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân. Nhưng, để kinh tế rừng khẳng định được vị thế và phát triển bền vững rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với các doanh nghiệp, đầu mối tiêu thụ sản phẩm.

 

12/03/2018
Phụ nữ Quang Bình, góp sức giảm nghèo bền vững

BHG - Vừa làm công tác xã hội, người phụ nữ vừa đảm nhiệm vai trò "giữ lửa" tổ ấm gia đình. Để hỗ trợ hội viên, phụ nữ (HVPN) phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc; thời gian qua, Hội Phụ nữ (PN) huyện Quang Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho HVPN vay các nguồn vốn ưu đãi, trang bị thêm kiến thức qua các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao KHKT… Từ đó, từng bước cải thiện đời sống của HVPN, nâng cao chất lượng hoạt động Hội và góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH trên địa bàn.

 

12/03/2018
Hội nghị đại biểu người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Giang năm 2018

BHG - Chiều 9.3, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2018. Dự hội nghị có lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh; đại diện Chi nhánh Agribank các huyện, thành phố; cán bộ, người lao động của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang.

10/03/2018
Phát triển và bảo tồn giống gà Xương đen vùng Cao nguyên đá Đồng Văn

BHG - Gà xương đen (hay còn gọi là gà Mông hay gà Mèo) là giống gà địa phương đã được đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) nuôi dưỡng từ lâu đời. Đây là một giống gà có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt của địa phương (nhất là khả năng chống rét) và có khả năng chống chịu tốt với các loài dịch bệnh trên đàn gia cầm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcason, bệnh cúm gà (H5N1)… Ngoài ra, gà xương đen cũng là  một mặt hàng thương phẩm mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

 

09/03/2018