Yên Hà hoàn thành các tiêu chí chuẩn bị công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới

08:37, 26/01/2018

BHG - Trong những ngày đầu năm 2018, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Yên Hà (Quang Bình) đang khẩn trương hoàn thiện các công việc, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chuẩn bị đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM).

 Xã Yên Hà được tỉnh, huyện lựa chọn đầu tư, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM trong năm 2017. Với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của xã đã tích cực vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên và nhân dân triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thành các tiêu chí NTM. Ngay sau khi có chủ trương của tỉnh và huyện, Đảng bộ xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề; tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi họp thôn, hội nghị và thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các Mô hình “Dân vận khéo” và thực hiện Cuộc vận động “Gia đình 5 không 3 sạch”, ra quân làm đường bê - tông, chỉnh trang khuôn viên gia đình, phát động “Ngày thứ 7 vì Nông thôn mới”, “Nông thôn vì nông thôn đổi mới”.

Nhân dân xã Yên Hà vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chuẩn bị Lễ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Nhân dân xã Yên Hà vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chuẩn bị Lễ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.

Trong 6 năm qua, xã đã tuyên truyền, vận động được trên 200 cuộc, với 16.242 lượt người tham gia; phát động 10/10 thôn hưởng ứng xây dựng NTM, vận động người dân hiến 2.184 m2 đất làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi, đóng góp kinh phí, công lao động... thực hiện các hạng mục công trình được trên 6,2 tỷ đồng.

Để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển mạnh các mô hình kinh tế và đã phát huy hiệu quả như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn, sản xuất lúa hàng hóa, nuôi lợn nái móng cái sinh sản, sản xuất lúa giống, cam VietGAP, đầu tư có thu hồi trong sản xuất nông, lâm nghiệp… Cùng đó các mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi cũng phát triển mạnh, giúp người dân có cuộc sống khá hơn. Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, như: Khai thác vật liệu xây dựng; chế biến lâm sản, đồ mộc và các dịch vụ, ngành nghề ở nông thôn phát triển mạnh. Đến nay, thu nhập bình quân đạt trên 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,6%.

Đồng chí Lương Xuân San, Bí thư Đảng ủy xã Yên Hà cho biết: Hiện nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, riêng tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật được đánh giá khá tốt so với yêu cầu. Trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã luôn đạt trong sạch, vững mạnh; lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đúng mức, giáo dục tiếp tục được đổi mới và nâng cao, sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đẩy mạnh, an sinh xã hội được chăm lo, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ngày một giảm; bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc được giữ gìn và phát huy; phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững...

Về Yên Hà hôm nay, ai cũng ngỡ ngàng khi thấy bộ mặt nông thôn thay đổi, những ngôi nhà mới mọc lên san sát, nhiều tuyến đường trước đây lầy lội nay được cứng hóa khang trang; hệ thống hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây dựng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của địa phương. Với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã, Yên Hà sẽ tiếp tục vươn lên, phát triển toàn diện...

Bài, ảnh: HIẾN CHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cách thoát nghèo hiệu quả của Hội Phụ nữ xã Đường Âm

BHG - Với mục đích tạo kinh phí giúp hội viên nghèo có nguồn vốn mua con giống, từng bước phát triển kinh tế, thời gian qua, phong trào gây quỹ tiết kiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Đường Âm (Bắc Mê) đã mở ra hướng thoát nghèo cho chị em. "2 nhóm quỹ tiết kiệm đầu tiên được thành lập tại thôn Pom Cút và Nà Thấng với 83 hội viên tham gia, hoạt động ban đầu gặp không ít khó khăn. Theo mô hình vận động gây quỹ của Hội LHPN huyện, mỗi hội viên đóng 5 nghìn đồng/tháng, tổng thu về một năm từ 1 – 2 triệu đồng, số tiền này rất khó để triển khai các hoạt động và cho hội viên vay.

26/01/2018
Phát triển kinh tế trong mối liên kết vùng

BHG- Xác định phát triển trên quan điểm "Một trục - hai hướng", kết nối Đông Bắc và Tây Bắc, kết nối một trục giữa các tỉnh Hà Giang -  Tuyên Quang - Vĩnh Phúc với thị trường châu Văn Sơn (Trung Quốc), thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, đề án về phát triển các lĩnh vực có lợi thế liên kết vùng; từng bước đưa Hà Giang tự tin trên con đường hội nhập. Hà Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển so với các tỉnh trong khu vực. 

25/01/2018
Quang Bình tổng kết Chương trình dồn điền, đổi thửa.

BHG - Sáng 25.1, tại thôn Hạ, xã Bằng Lang, UBND huyện Quang Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình dồn điền, đổi thửa năm 2017. Đến dự có các đồng chí: Triệu Tài Phong, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Thường trực HĐND, UBND, cùng lãnh đạo các phòng, ban của huyện, xã Bằng Lang và đông đảo bà con nhân dân thôn Hạ. Thực hiện chủ trương của huyện Quang Bình về việc dồn điền, đổi thửa, sản xuất lúa chất lượng cao gắn với thu mua và chế biến nông sản  giai đoạn 2016 – 2020. 

25/01/2018
Mỹ Tân -Thôn phát triển toàn diện ở xã Tân Quang

BHG - Đầu năm mới 2018, chúng tôi có dịp về thăm thôn Mỹ Tân trong niềm vui khi xã Tân Quang vừa được tỉnh công nhận về đích xây dựng Nông thôn mới (NTM). Mỹ Tân hôm nay luôn tràn đầy nhựa sống, sôi động hơn hẳn vùng quê khác, khi những con đường bê-tông thẳng tắp dẫn lối vào từng ngôi nhà khang trang; nhiều mô hình kinh tế nở rộ và hơn 20% số hộ trong thôn có thu nhập từ vài chục đến trên 100 triệu đồng/năm.

24/01/2018