Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa - luôn nỗ lực "Vì Hà Giang phát triển"

08:40, 05/01/2018

BHG - Kết thúc năm hoạt động thứ 3 - 2017, với 3 hợp phần quan trọng, xuyên suốt gồm: Xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường, đầu tư phát triển hàng hóa phù hợp với người nghèo và Hợp phần điều phối, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ. Những hoạt động của chương trình đã góp phần tích cực, làm thay đổi tư duy, cách làm của người dân, doanh nghiệp theo hướng liên kết xóa nghèo bền vững.

 Năm thứ 3 hoạt động, Chương trình CPRP được UBND tỉnh phê duyệt tổng ngân sách gần 187 tỷ đồng. Trong đó, vốn IFAD gần 118 tỷ đồng, nguồn Chính phủ Việt Nam gần 38 tỷ đồng, người hưởng lợi đóng góp trên 32 tỷ đồng... Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, tiến độ thực hiện công việc của chương trình đạt 108% so với hạn mức ngân sách được phân bổ; kết quả giải ngân đạt gần 70% kế hoạch.

Cụ thể, đối với Hợp phần xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường, có 2 kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị lợn thịt và cây lạc được UBND tỉnh phê duyệt; hoàn thành xây dựng và phê duyệt 30 kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị cấp xã. Nhìn chung, chất lượng các kế hoạch tương đối đạt yêu cầu, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018 và định hướng phát triển các chuỗi giá trị tại địa phương. 

Trong tiểu hợp phần phát triển cộng đồng được đồng tài trợ thuộc Hợp phần đầu tư, phát triển hàng hóa phù hợp với người nghèo, có 40 công trình năm 2016 chuyển tiếp; đến nay, 34 công trình hoàn thành quyết toán, 5 công trình hoàn thành và nghiệm thu, 1 công trình đang thi công, tiến độ đạt khoảng 90%. Năm 2017, đầu tư xây dựng mới 52 công trình cơ sở hạ tầng, hiện có 2 công trình hoàn thành và đã quyết toán; 4 công trình hoàn thành, đã nghiệm thu; 5 công trình hoàn thành chưa nghiệm thu; 33 công trình đang thi công.

Theo kế hoạch thực hiện, năm 2017 đồng tài trợ cạnh tranh cho ít nhất 142 Nhóm đồng sở thích (CIG), giải ngân trực tiếp gần 17 tỷ đồng. Đến nay, Ban Điều phối đã phê duyệt hồ sơ đề xuất cho 147 nhóm, trong đó, 142 nhóm được ký hợp đồng tài trợ, giải ngân trên 10,4 tỷ đồng cho 136 nhóm. Số tiền tài trợ từ đầu chương trình cho các Nhóm CIG đạt trên 17 tỷ đồng, với 199 nhóm, 2.128 thành viên; có 9 nhóm đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh. Nhìn chung, các nhóm hoạt động tương đối hiệu quả, cơ bản thực hiện theo phương án sản xuất đã xây dựng; một số nhóm chăn nuôi dê, gà, trâu, trồng chè, Thảo quả, nấm... đã có sản phẩm bán ra thị trường.

Hoạt động đồng tài trợ đầu tư cộng tác công tư (P-PC), năm 2017 giao duy trì hoạt động 6 hợp đồng P-PC đã được ký trong năm 2016; ít nhất 6 hợp đồng cộng tác với doanh nghiệp, HTX và 13 hợp đồng cộng tác với hộ kinh doanh được ký kết. Qua theo dõi cho thấy, 2 hợp đồng P-PC cấp tỉnh đã được giải ngân nguồn hỗ trợ; 3 hợp đồng P-PC cấp huyện với 3 hộ kinh doanh, các hộ đã mua sắm, lắp đặt thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, bắt đầu ký hợp đồng với các thôn, Nhóm CIG và thu mua sản phẩm của người dân. Hiện nay, các hộ đã xây dựng thành công nhãn hiệu cho sản phẩm như: Chè Shan tuyết núi Cô tiên của hộ kinh doanh Nông Văn Quang; chè Shan tuyết cổng trời của hộ kinh doanh Nguyễn Đức Kim, chè Shan tuyết Nậm Piên của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hà... Năm 2017, P-PC cấp tỉnh đã ký 3 hợp đồng với doanh nghiệp, HTX chế biến chè, gỗ và được cấp ứng để mua sắm thiết bị, nâng cấp nhà xưởng. Trong đó, 2 đơn vị được tài trợ đã tổ chức sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Những đóng góp từ các hoạt động của Chương trình CPRP đã tạo động lực, cùng các ngành, lĩnh vực của tỉnh và cả hệ thống chính trị giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH. Từ những kết quả đạt được, bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2018, Ban Điều phối Chương trình CPRP tiếp tục nỗ lực, thực hiện tốt nhiệm vụ để tỉnh ta có cơ hội đề xuất thực hiện giai đoạn 4 của chương trình trong thời gian tới.

Vĩnh Phúc


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới có nhiều khởi sắc

BHG - Sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết; ngay từ đầu năm, tỉnh ta đã hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán kéo dài; đến giữa năm, nhiều đợt mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ ống và hiện tại liên tiếp có những đợt rét đậm, rét hại tăng cường… khiến ngành Nông nghiệp của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành Nông nghiệp có chuyển biến tích cực, hoàn thành mục tiêu có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và các chỉ tiêu đặt ra của ngành đều hoàn thành ở mức cao...

30/12/2017
Các huyện Quản Bạ, Yên Minh chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc

BHG - Dự báo của cơ quan chuyên môn cho thấy, mùa Đông này, trên địa bàn tỉnh có nhiều đợt rét đậm, rét hại, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi. Nhận định rõ tình hình, huyện Quản Bạ, Yên Minh đã sớm triển khai các giải pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

05/01/2018
Hiệu quả mô hình nuôi thỏ của hai bạn trẻ ở Quang Bình

BHG - Với sự năng động, dám nghĩ dám làm; nhiều đoàn viên, thanh niên đã lựa chọn những hướng phát triển kinh tế mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Điển hình như mô hình chăn nuôi thỏ của 2 anh Hoàng Văn Tiếp và Nông Đức Mỵ, thôn Tân Bể, xã Tiên Yên (Quang Bình).

05/01/2018
Vị Xuyên với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững

BHG - Năm 2017, công tác giảm nghèo nhanh, bền vững đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Vị Xuyên quan tâm sâu sắc, từ đó, tạo nên những bước chuyển biến rõ rệt trong giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Ngay từ đầu năm, công tác giải quyết việc làm được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm sâu sát và chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn nên đã giải quyết việc làm cho 2.803 lao động, đạt 146,4% kế hoạch tỉnh giao, 140,2% kế hoạch của huyện. 

04/01/2018