Khởi nghiệp từ cây chè địa phương

08:25, 01/12/2017

BHG - Xuất phát từ cán bộ khuyến nông xã, anh Hoàng Văn Tuyền, thôn Nà Mạ, thị trấn Yên Minh (Yên Minh) hiểu rõ chất lượng và giá trị của những cây chè Shan tuyết, đặc biệt là tại xã Lao Và Chải, nơi anh làm việc. Khi nhìn thấy cảnh bà con chặt bỏ rất nhiều cây chè cổ thụ anh không khỏi xót xa. Chính vì vậy, anh Tuyền quyết tâm khởi nghiệp với nghề chế biến chè Shan tuyết, giữ gìn đặc sản địa phương và thành lập cơ sở sản xuất chè Shan tuyết Cổng Thành.

Cơ sở sản xuất chè Shan tuyết Cổng Thành được thành lập năm 2014, đăng ký thương hiệu năm 2015. Anh Tuyền chia sẻ: “Thấy bà con chặt bỏ đi rất nhiều cây chè cổ thụ do không hiểu hết về giá trị của nó, và cũng là để lấy đất canh tác, mình rất tiếc. Cũng luôn nung nấu ý định làm gì đó để bảo vệ, nhưng mãi đến năm 2014 mới mạnh dạn đầu tư thành lập cơ sở sản xuất”. Được biết, cái tên Cổng Thành lấy ý tưởng từ địa danh Cổng thành dẫn vào huyện Yên Minh tại xã Lao Và Chải, là biểu tượng của huyện, cũng như sản phẩm chè Shan là đặc sản của vùng và là mong muốn của anh luôn luôn giữ được giá trị của chè địa phương.

Anh Tuyền giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết Cổng Thành với phóng viên Báo Hà Giang.
Anh Tuyền giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết Cổng Thành với phóng viên Báo Hà Giang.

Những ngày đầu cơ sở mới đi vào hoạt động gặp không ít khó khăn, anh Tuyền đầu tư mua 1 bộ sao chè, nhờ có sự giúp đỡ của huyện, anh được hỗ trợ thêm 1 máy sấy. Vừa tận dụng kiến thức thực tế, vừa đi học hỏi các cơ sở sản xuất khác. Đến nay, chè Shan tuyết Cổng Thành đã đem lại hiệu quả bước đầu và khẳng định thương hiệu. Hiện tại, cơ sở sản xuất chè của anh Tuyền không chỉ khẳng định thương hiệu trong tỉnh mà còn có mặt tại các cửa hàng thực phẩm sạch trên khắp cả nước, tiêu biểu như Hà Nội, Bình Dương... Đặc biệt, các sản phẩm đều do anh Tuyền trực tiếp quản lý và đem đi phân phối nên luôn đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, anh đã thiết kế nhiều hình thức và chất liệu bao bì khác nhau, phục vụ nhu cầu riêng. Có 3 loại chính được đăng ký và đưa ra thị trường, đó là: Chè loại 1 được đóng gói phù hợp làm quà biếu, được bán với giá 250 nghìn đồng/1kg; loại 2 được gói trong túi bạc có giá 200 nghìn đồng/1kg, và loại 3  bán cho khách du lịch, với giá 200 nghìn đồng/1kg. Để đảm bảo nguồn chè sạch, anh Tuyền cho biết: Cơ sở chủ yếu thu mua chè chất lượng cao tại các xã Ngam La, Lao Và Chải, Đông Minh, Na Khê. Với giá bán hiện tại, trừ chi phí mỗi năm cơ sở của anh thu nhập gần 200 triệu đồng. Đặc biệt, còn tạo việc làm cho 2 nhân công với thu nhập ổn định mỗi tháng.

Mới đây, cơ sở sản xuất chè Shan tuyết Cổng Thành của anh, vinh dự được nhận Giấy chứng nhận và Cúp Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam vào tháng 7.2017 của Tổng hội Nông nghiệp PTNT Việt Nam trao tặng. Cá nhân anh Tuyền cũng tham dự Đại hội Doanh nhân trẻ của tỉnh lần thứ I để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều đơn vị khác. Đứng trước nhiều thách thức và cạnh tranh của nghề sản xuất chè, anh Tuyền chia sẻ: “Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu chè Shan tuyết lâu năm đã khá nổi tiếng với người tiêu dùng, nhưng mình vẫn quyết tâm làm để giữ vững thương hiệu chè của Yên Minh. Mình tin rằng, người tiêu dùng sẽ công bằng nhất trong việc đánh giá sản phẩm. Tới đây, mình sẽ thành lập HTX Thương mại và dịch vụ du lịch Cổng Thành, sẽ có đa dạng sản phẩm tiêu dùng hơn cho khách hàng, nhất là một số đặc sản địa phương. Riêng chè Shan mình cũng có ý tưởng làm chè túi lọc. Hy vọng có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hơn nữa”.

Đồng chí Nhữ Thị Nha Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Lao Và Chải cho biết: “Cá nhân anh Tuyền là cán bộ của xã luôn đi đầu trong mọi phong trào, làm gương cho bà con học tập theo để phát triển kinh tế. Anh Tuyền cũng được huyện nhận hỗ trợ để khởi nghiệp với cơ sở sản xuất chè Shan địa phương, vì thế xã luôn ưu tiên  về mọi mặt như vay vốn... Xã mong muốn có nhiều hơn nữa các cá nhân mạnh dạn đứng lên làm kinh tế, mang lại sự đổi thay cho chính bản thân, gia đình họ”.

MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng và gia tăng các dịch vụ ngân hàng tiện ích

BHG - Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Thực hiện chủ trương này, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Agribank Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Tính đến 31.10, Agribank Hà Giang đã lắp đặt 17 máy ATM tự động tại tất cả các huyện, thành phố và 14 máy POS...

30/11/2017
Tăng cường tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

BHG - Là kênh quan trọng trong việc đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh huyện Hoàng Su Phì (Agribank Hoàng Su Phì) đã giúp hàng nghìn hộ nông dân có nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ngành nghề kinh doanh và giải quyết việc làm, tăng thu nhập tại địa phương.

30/11/2017
Điện lực Quang Bình thực hiện tốt Văn hóa doanh nghiệp, Chương trình 5S và Dịch vụ khách hàng

BHG - Hoạt động trên địa bàn huyện Quang Bình - Huyện phía Tây - Nam của tỉnh, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết không thuận lợi, mưa lũ, giông sét nhiều… Song, những năm qua, Điện lực Quang Bình đã khắc phục mọi khó khăn đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu điện sinh hoạt, điện cho sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Cùng với việc đảm bảo cung cấp điện ổn định cho nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, Điện lực Quang Bình còn thực hiện tốt công tác Văn hóa doanh nghiệp (VHDN), Chương trình 5S và công tác Dịch vụ khách hàng. 

29/11/2017
Phát triển bền vững thương hiệu mật ong Bạc hà: Bảo vệ thương hiệu mật ong Bạc hà Mèo Vạc

BHG - Mật ong Bạc hà Mèo Vạc là thương hiệu được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, thế nhưng nó vẫn chưa thực sự mang lại thu nhập khá cho người nuôi ong. Tỉnh ta đã xác định phát triển đàn ong nội, lấy mật tự nhiên và cây hoa Bạc hà trở thành nguồn nguyên liệu chính cung cấp mật cho đàn ong. Thời gian khai thác mật ong Bạc hà chính vụ ở các huyện Cao nguyên đá từ tháng 11 - 12 hàng năm, thời điểm này thường xảy ra rét đậm, rét hại nên số lượng mật thu được không nhiều, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Hơn nữa, sản phẩm này đang phải cạnh tranh gay gắt ...

29/11/2017