Mèo Vạc quyết liệt trong giải ngân các nguồn vốn

18:03, 08/09/2017

BHG - Những năm qua, bằng sự quyết liệt chỉ đạo của Ban Đại diện (BĐD) Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc trong giải ngân cho vay các nguồn vốn đã giúp người dân trên địa bàn tiếp cận kịp thời với vốn vay để vươn lên XĐGN. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) của huyện đã góp phần quan trọng vào mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.

Người dân Mèo Vạc làm thủ tục vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện.
Người dân Mèo Vạc làm thủ tục vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện.

Quyết liệt, đổi mới trong chỉ đạo.

Hiện nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đã và đang thực hiện cho vay 11 chương trình (tăng 9 chương trình so với năm 2003) với tổng dư nợ trên 209,4 tỷ đồng (tăng 191,4 tỷ đồng so với năm 2003); tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7,1%/năm; trong đó,  dư nợ chủ yếu tập trung ở các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ nghèo  làm nhà ở... Qua tìm hiểu, để có được kết quả trên là do BĐD HĐQT Ngân hàng CSXH huyện quan tâm, chú trọng tới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về hoạt động tín dụng CSXH và nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH từ huyện đến cơ sở. Nhận thấy kênh TDCS là một trong những giải pháp để thực hiện XĐGN trên địa bàn huyện, Thường trực Huyện ủy đã giao cho Chi bộ Ngân hàng CSXH huyện xây dựng mô hình “Đổi mới việc thực hiện công khai thủ tục hành chính trong hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc” giai đoạn 2016-2020. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ gắn với công tác tuyên truyền công khai về thủ tục hành chính trong hoạt động Ngân hàng CSXH để đến năm 2020, nhân dân trên địa bàn hiểu và tiếp cận với TDCS thông qua hoạt động của Ngân hàng CSXH.

Qua trao đổi với đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BĐD HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc, được biết: Để mô hình được triển khai có hiệu quả, UBND huyện đã ban hành kế hoạch về việc tuyên truyền công khai các chương trình TDCS của Ngân hàng CSXH qua các phương tiện thông tin đại chúng với những nội dung như: Cách thành lập và hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); thông báo chương trình đang thực hiện cho vay của Ngân hàng CSXH; thủ tục cho vay, thu nợ, thu tiết kiệm qua tổ được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu nhất và phiên dịch bằng hai thứ tiếng mà người dân địa phương dùng nhiều nhất (tiếng Kinh và tiếng Mông) để phát trên hệ thống phát thanh của huyện vào ngày chợ phiên; phối hợp với các xã, thị trấn chỉ dạo cán bộ Văn hóa xã triển khai đến thôn, bản. Song song với định hướng tuyên truyền thì những nội dung mới của Ngân hàng CSXH triển khai cũng được biên soạn ngắn gọn gửi qua Ban Tuyên giáo Huyện ủy để nghiên cứu, phân công các báo cáo viên cấp huyện hoặc lãnh đạo Ngân hàng CSXH tham gia lồng ghép vào các chương trình tuyên truyền hàng năm...

Kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Qua tìm hiểu, khó khăn lớn nhất hiện nay chính là công tác cán bộ; từ đội ngũ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ Hội, đoàn thể nhận uỷ thác còn hạn chế; trình độ chuyên môn, năng lực điều hành, quản lý còn bất cập, nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ công tác; trong khi đó, cán bộ lại thường xuyên luân chuyển, đi học, cán bộ không có tính ổn định lâu dài gây khó khăn đến công tác chỉ đạo tác nghiệp. Đặc biệt, khó khăn trong công tác kiện toàn, củng cố đội ngũ Tổ TK&VV - một mắt xích quan trọng trong hoạt động tuyên truyền của Ngân hàng CSXH, là cầu nối để chuyển tải nguồn vốn TDCS đến các hộ vay, là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động Ngân hàng CSXH.

Để tháo gỡ khó khăn, huyện đã xác định lộ trình kế hoạch và giải pháp cụ thể. Theo đó, BĐD HĐQT Ngân hàng CSXH huyện tăng cường chỉ đạo, thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trong khâu tuyên truyền; chỉ đạo các thành viên BĐD khi thực hiện việc giám sát tại cơ sở trú trọng tới nội dung tuyên truyền TDCS để đánh giá, kiểm điểm rõ trách nhiệm chính quyền các xã chưa quan tâm tới công tác tuyên truyền, chưa vào cuộc, chưa thực hiện tốt công tác cho vay XĐGN; thực hiện tốt công tác tuyên truyền và coi đây là nhân tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động TDCS thể hiện sự công khai minh bạch tới từng thôn, bản và từng người dân; Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH và các ban, ngành, đoàn thể của huyện phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, các tổ TK&VV để tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho người dân.

Đồng chí Phùng Minh Thóc, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc cho biết: Bằng việc chỉ đạo quyết liệt của BĐD HĐQT và thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn nên trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh số cho vay đạt trên 72,3 tỷ đồng với hơn 2.927 hộ vay vốn; doanh số thu nợ đạt 53,7 tỷ đồng; tổng dư nợ ước đến 30.9.2017 đạt: 209,4 tỷ đồng; dư nợ tăng trên 18 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ xấu đến 30.9 là 2,261 tỷ đồng, chiếm 1,07%/tổng dư nợ; trong đó nợ quá hạn là 1,039 tỷ đồng, chiếm 0,5%/tổng dư nợ; nợ khoanh là 1,222 tỷ đồng, chiếm 0,58%/tổng dư nợ; lãi tồn đọng 1,370 tỷ đồng.

Mặc dù hộ nghèo trên địa bàn huyện Mèo Vạc còn 9.380 hộ, chiếm 59,99%; hộ cận nghèo 1.879 hộ chiếm 12,29%, nhưng với sự quyết liệt trong chỉ đạo của BĐD HĐQT Ngân hàng CSXH huyện cùng với những giải pháp mang tính chiến lược vì mục tiêu giải ngân kịp thời các nguồn vốn vay giúp nhân dân tiếp cận nguồn vốn để vươn lên XĐGN, có thể khẳng định trong thời gian không xa, đời sống người dân nghèo nơi đây sẽ có sự chuyển biến rõ nét; qua đó, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn đổi mới.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn với Chương trình1 triệu tấn xi-măng

BHG - Chương trình 1 triệu tấn xi-măng được tỉnh ta phát động vào đầu năm 2017, nhằm đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng Nông thôn mới (NTM) theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Chương trình được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 25% số xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí về đường giao thông trong bộ tiêu chí NTM; nâng số xã đạt chuẩn NTM từ 16 xã năm 2016 lên 38 xã vào năm 2020; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. 

08/09/2017
Bước chuyển mình sau 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Kỳ II - Xác lập tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trong 2 năm qua đạt gần 393 tỷ đồng. Trong đó, vốn giao thực hiện Đề án Tái cơ cấu trên 30 tỷ đồng, vốn sự nghiệp nông nghiệp gần 12 tỷ đồng, vốn vay theo Nghị quyết 209/HĐND trên 273 tỷ đồng, lồng ghép từ các nguồn phân cấp cho huyện gần 13,6 tỷ đồng và vốn khác gần 63 tỷ đồng. Những dòng vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời đã và đang tạo nên diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp.

08/09/2017
Bắc Mê chú trọng nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách

BHG - Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bắc Mê đã bám sát các chỉ tiêu tín dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện tốt kế hoạch được giao về tín dụng chính sách những tháng cuối năm 2017 trên địa bàn huyện. 

08/09/2017
Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện vùng ĐBKK và Giao ban tiến độ Chương trình xây dựng NTM

BHG - Ngày 8.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2014 – 2016 và Giao ban tiến độ Chương trình xây dựng NTM. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, thành phố, huyện, xã...

08/09/2017