Tái cơ cấu nông nghiệp ở Yên Thành

07:39, 16/05/2017

BHG- Yên Thành là xã vùng III của huyện Quang Bình, có 682 hộ với 3.382 khẩu sinh sống ở 8 thôn, bản. Từ khi tỉnh ban hành Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và huyện Quang Bình triển khai kế hoạch thực hiện Đề án, cấp ủy, chính quyền xã Yên Thành đã bắt tay ngay vào thực hiện dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương; đồng thời lãnh, chỉ đạo thực hiện theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác và phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp địa phương.Trong những năm qua, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác của người dân, xã Yên Thành tập trung vào trồng lúa, chăn nuôi trâu, dê và lợn. Kinh tế có bước phát triển nhưng chưa theo hướng hàng hóa và chưa thực sự bền vững. Với cây lúa, diện tích tuy lớn nhưng năng suất và chất lượng chưa cao. Đàn dê và lợn số lượng khá nhiều nhưng chăn nuôi chưa theo hướng hàng hóa, chưa đem lại thu nhập thường xuyên và ổn định; nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa của đại bộ phận người dân còn thấp, chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất... Xác định rõ được những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương, xã Yên Thành đã định hướng tái cơ cấu nông nghiệp tập trung vào “1 cây” và “2 con” là: Lúa, dê và lợn.

Cánh đồng lúa sử dụng giống chất lượng cao của xã Yên Thành đang trong giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Cánh đồng lúa sử dụng giống chất lượng cao của xã Yên Thành đang trong giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Yên Thành, Nguyễn Văn Tám cho biết: “Với quan điểm sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, lấy thước đo là hiệu quả kinh tế như: Thu nhập/ha, thu nhập/lao động, giá trị/tấn sản phẩm; ưu tiên phát triển sản xuất hàng hóa dựa trên mối liên kết trong các tổ hợp tác, nhóm sở thích, HTX liên kết với các doanh nghiệp. Chính quyền địa phương cũng xác định việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng Nông thôn mới. Trong năm 2017 này, xã tập trung vào phát triển “1 cây, 2 con” đó là: Lúa, dê và lợn. Trước đó, xã đã thành lập được 21 nhóm sản xuất cùng sở thích, trong năm nay thành lập thêm 16 nhóm, nâng tổng số lên 37 nhóm sản xuất cùng sở thích. Các nhóm này tập trung vào “1 cây và 2 con” mà địa phương đã định hướng...”.

Với cây lúa, hiện nay xã Yên Thành có tổng diện tích là 307,9 ha, gieo cấy lúa 2 vụ, năng suất bình quân đạt 57,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1.766,4 tấn. Vụ Xuân 2017 này, xã đã gieo cấy 80 ha giống lúa chất lượng cao, thực hiện mô hình mạ khay máy cấy với diện tích 4 ha; chính quyền địa phương đã liên kết với Công ty Quang Anh (Quang Bình) tiến hành bao tiêu sản phẩm lúa gạo cho nông dân (để sản xuất gạo chất lượng cao Quang Bình). Hiện, xã đã có nhóm sản xuất cùng sở thích trồng lúa ở thôn Yên Thượng với 10 hộ tham gia, trong năm 2017 tiếp tục vận động nhân dân thành lập các nhóm cùng sở thích trồng lúa ở 4 thôn có điều kiện thuận lợi cho việc gieo cấy lúa, đó là: Thôn Yên Thượng, Yên Lập, Đồng Tâm và Pà Vầy Sủ.

Với chăn nuôi dê và lợn, chính quyền địa phương cũng đã tiến hành liên kết với 2 nhóm hộ trên địa bàn thực hiện cung ứng giống vật nuôi và thu mua dê và lợn thương phẩm cho người dân. Đối với lợn, xã tập trung vào chăn nuôi giống lợn đen địa phương vì có giá trị kinh tế cao hơn so với giống lợn lai thông thường. Hiện, giống lợn đen địa phương có giá hơi là 50 – 70 nghìn đồng/kg, cao gấp đôi so với giống lợn lai. Chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thành lập một nhóm hộ chuyên chăn nuôi lợn nái để cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu, nhằm đảm bảo chất lượng con giống vừa hạn chế được việc đưa con giống từ nơi khác đến, tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Đặc biệt, Yên Thành đã và đang tuyên truyền, vận động người dân trong xã mạnh dạn vay vốn theo chính sách Nghị quyết 209 để sản xuất hàng hóa, từng bước nâng cao thu nhập gắn với xây dựng Nông thôn mới ở địa phương...

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần khôi phục và bảo tồn cây bách Vàng tại Quản Bạ

BHG- Cây bách Vàng (tên khoa học là Xanthocyparis Vietnamensis), có nguồn gốc gần với loài Nootka Cypress ở Bắc Mỹ. Là một loại cây quý hiếm, 100 năm cây mới trưởng thành và cho khai thác; theo đánh giá của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) Việt Nam, hiện đây là một loại cây nằm trong danh sách nguy cấp cần được bảo tồn; cây mọc ở những điểm khó tiếp cận trên đỉnh dông và đỉnh núi đá vôi. 

16/05/2017
Nghị quyết 209 HĐND tỉnh giúp tăng tỷ trọng chăn nuôi ở Xín Mần

BHG- Năm 2016, Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh được triển khai mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cho người dân phát triển kinh tế trong toàn tỉnh nói chung và người dân huyện Xín Mần nói riêng. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy cho huyện Xín Mần nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020.

16/05/2017
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến làm việc với Trung tâm Thủy sản

BHG - Chiều 12.5, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Trung tâm Thủy sản, nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, đồng thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện giúp Trung tâm phát triển, xứng tầm là một trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và  PTNT tỉnh.

 

13/05/2017
"Bông hoa mới" trong phát triển kinh tế nơi rẻo cao

BHG - Đối với người nông dân trên cả nước, các mô hình gia trại đã không còn mấy xa lạ. Nhưng trên mảnh đất rẻo cao, anh Đặng Văn Lệnh, Trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám (Quản Bạ) đã mạnh dạn đầu tư, đưa mô hình phát triển kinh tế gia trại vào sản xuất, phát triển kinh tế.

12/05/2017