Thúc đẩy cải cách hành chính ngành Giáo dục

15:35, 27/06/2024

BHG - Công tác cải cách hành chính (CCHC) được lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc sát sao, quyết liệt. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và đảm bảo 100% các chương trình, đề án, kế hoạch được triển khai đúng tiến độ, mục tiêu đề ra đã giúp Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có bước tiến không nhỏ trong CCHC.

Thời gian qua, công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) được Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cải cách TTHC sát sao, hiệu quả. Phát huy tốt việc tổ chức giao ban định kỳ về CCHC. Cán bộ, công chức nêu cao trách nhiệm trong việc kiểm soát, thực hiện TTHC. Công tác tuyên truyền được chú trọng thực hiện đến cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh. Các nội dung về CCHC được lồng ghép trong các hội nghị chuyên môn, giao ban định kỳ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thực thi công vụ đi vào nề nếp, tỷ lệ văn bản điện tử nâng lên; 100% đơn vị trực thuộc hoàn thành đăng ký chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp. Nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ từng bước đạt được kết quả nhất định.

Cán bộ Sở Giáo dục & Đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc.
Cán bộ Sở Giáo dục & Đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc.

Năm 2023 là năm triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) lần thứ hai, đây là một trong số những nỗ lực cải cách của tỉnh hướng tới mục tiêu cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành kinh tế và chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh - một trong những nền tảng để tạo sự phát triển bền vững. Kết quả chỉ số DDCI là một công cụ hữu hiệu trong việc tạo ra cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư và kinh doanh tại tỉnh Hà Giang. Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành trong việc tổ chức thực hiện cải thiện môi trường giáo dục và những nỗ lực nhằm cải cách các TTHC đã giúp chỉ số DDCI của Sở GD&ĐT đạt 91,59 điểm, xếp thứ nhất trong 20 sở, ngành được xếp hạng.

Giám đốc Sở GD&ĐT Bùi Quang Trí chia sẻ: Đơn vị tích cực triển khai thực hiện kiểm soát TTHC; chủ trì triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp. Năm nay, ngành hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục đăng ký tuyển sinh đầu cấp. Tổ chức thực hiện dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 của Chính phủ đối với việc đăng ký dự thi tốt nghiệp hàng năm theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Mặt khác, triển khai hiệu quả nội dung chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế; tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng VNeID; hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục do Bộ GD&ĐT quản lý. Các nhà trường và cơ sở giáo dục tiếp tục thuê dịch vụ nền tảng quản trị trường học Vnedu của VNPT. Sở triển khai nền tảng học và thi trực tuyến khảo thí online của FPT, sử dụng phần mềm quản lý chế độ, chính sách cho học sinh được hưởng chế độ bán trú, nội trú tại các đơn vị trực thuộc. Triển khai hệ thống chữ ký số chuyên dùng đến 100% các cơ sở giáo dục và hệ thống VNPT – iOffice đến 100% đơn vị trực thuộc. Triển khai thí điểm học bạ số theo hướng dẫn của ngành Giáo dục, năm học 2023-2024 thí điểm đối với bậc học tiểu học, năm học 2024-2025 sẽ triển khai thực hiện đại trà.

Đứng trước những khó khăn do ngành GD&ĐT có nhiều TTHC hành chính, việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một của liên thông gặp nhiều khó khăn, số lượng người tham gia tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC lớn; đặc biệt, năm 2024, để thực hiện dịch vụ tuyển sinh, toàn ngành có 1.326 tài khoản thực hiện hệ thống một của điện tử VNPT – iGate cho 612 cơ sở giáo dục thực hiện dịch vụ công. Tần suất thực hiện thấp, tập trung cao điểm theo kế hoạch chuyên môn, kỹ năng thực hiện của người làm chưa đáp ứng do thực hiện lần đầu. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện chứng thực bản sao điện tử gặp khó khăn… nhưng ngành GD&ĐT đã tranh thủ sự hỗ trợ để tập huấn, hướng dẫn, tư vấn; tích cực phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công trong việc kiểm soát kết quả thực hiện.

Tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong CCHC, nhất là việc sử dụng biên chế theo kế hoạch hàng năm chưa đáp ứng chỉ tiêu được giao; khó khăn trong nguồn tuyển dụng viên chức. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin để bảo đảm hoạt động hiệu quả các hệ thống còn thiếu và hạn chế, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm. Nhiều máy móc, thiết bị đã cũ, lỗi thời về công nghệ nên hiệu quả hoạt động hạn chế; việc khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa cao… ngành GD&ĐT tập trung đề cao trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân công chức, viên chức, người làm việc tại các đơn vị thuộc Sở; phòng GD&ĐT huyện, thành phố trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ CCHC. Xác định rõ nhiệm vụ của từng đơn vị; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện việc khắc phục những tồn tại hạn chế, góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số CCHC. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC gắn với chỉ đạo thực hiện nghiệm vụ chuyên môn được giao.

Riêng đối với chỉ số DDCI, Sở GD&ĐT xác định mục tiêu trọng tâm tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của lãnh đạo các đơn vị thuộc sở và toàn thể công chức, người lao động trong việc thực hiện chủ trương “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp; đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vì sự phát triển của doanh nghiệp và phát triển KT – XH của tỉnh.

Bài, ảnh: Kim Tiến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
BHG - Thời gian qua, huyện Hoàng Su Phì tập trung đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông trong các cơ quan, đơn vị, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch tại cơ quan hành chính Nhà nước.
24/02/2024
Thực chất, hiệu quả trong cải cách hành chính
BHG - Cải cách hành chính (CCHC) đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước. Đây là quan điểm xuyên suốt của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CCHC, qua đó nhằm xây dựng một nền hành chính từng bước hiện đại, tiến bộ, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Hà Giang phát triển.
23/05/2024
Hiệu quả tuyển sinh đầu cấp trực tuyến
BHG - Theo kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục tỉnh tổ chức tuyển sinh đầu cấp lớp 10 theo hình thức trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Bước chuyển đổi này tạo nhiều thuận lợi cho đông đảo phụ huynh trong tất cả các bước đăng ký tuyển sinh, nhận kết quả, xác nhận nhập học. Do là năm đầu tiên thực hiện còn gặp những khó khăn nhất định, song việc nộp hồ sơ trực tuyến đã giúp phụ huynh học sinh đăng ký thuận tiện, nhanh chóng, chính xác; đồng thời hỗ trợ các nhà trường trong công tác xét duyệt, quản lý hồ sơ hiệu quả.
22/05/2024
572 thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến thi vào Trường THPT Chuyên Hà Giang
BHG - Ngày 20.5, Trường THPT Chuyên Hà Giang đã chốt hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 của trường, năm học 2024-2025. Trong 583 bộ hồ sơ đăng ký dự thi, có 572 bộ hồ sơ đăng ký trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Số hồ sơ còn lại đến nộp trực tiếp.
21/05/2024