Từ cảm hứng, khát vọng đến tinh thần khởi nghiệp sinh viên

08:50, 17/12/2018

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ về điều đó trong Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2018 (SV.Start-up), sáng 16/12.

Tham dự Ngày hội còn có Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, lãnh đạo các bộ ngành cùng hàng ngàn sinh viên, trong đó có không ít bạn đang ấp ủ những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo (Start-up).

SV.Strat-up nhằm mục tiêu truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên (HSSV) dám ước mơ và đưa ra những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, khả thi. Đồng thời, trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng thành lập dự án từ ý tưởng.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ ngành thực hiện nghi thức khởi động SV.Start-up 2018.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ ngành thực hiện nghi thức khởi động SV.Start-up 2018.

Tham gia không gian của ngày hội có 80 dự án khởi nghiệp trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, kinh doanh, tài chính, giáo dục, y tế, dịch vụ… được giới thiệu.

Ngoài ra, diễn đàn thảo luận về các chủ đề khơi nguồn cảm hứng khởi nghiệp, ươm tạo khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục…. cũng được tổ chức cùng ngày.

Điểm nhấn của Ngày hội năm 2018 là cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp-SWIS 2018” được tổ chức với quy mô toàn quốc với sự tham gia của 200 trường đại học, cao đẳng, trung cấp, THPT.

Cuộc thi dành cho HSSV có độ tuổi từ 16-24 và được phát động từ tháng 9/2018 đến nay. Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 bài dự thi gửi về, trong đó có 15 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng chung kết.

Nhiều dự án đã được triển khai và bước đầu đã có những thành công nhất định. Nhiều dự án đã được triển khai và chuyển sang giai đoạn có lãi, các chỉ số doanh thu, lợi nhuận có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng.

Cuộc thi cũng là cơ hội để các đội thi tiếp cận với cơ hội được đầu tư và kiến thức từ hội đồng giám khảo- chính là các doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết dù đã có những chương trình, kế hoạch về khởi nghiệp sáng tạo nhưng việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trước hết nhằm truyền tinh thần khởi nghiệp, khát vọng dấn thân, không sợ thất bại đến với sinh viên.

Nói về tinh thần, khát vọng đó, Phó Thủ tướng nhắc lại mong muốn của cả dân tộc, của hàng triệu anh hùng liệt sĩ là đất nước phải phát triển hơn, giàu mạnh hơn, người dân có cuộc sống hạnh phúc, an bình. Tuy nhiên, do đất nước trải qua chiến tranh kéo dài nên gần 30 năm qua mặc dù có tốc độ phát triển nhanh thứ hai thế giới nhưng Việt Nam mới là nước thu nhập trung bình thấp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian hàng của IWORK, DN Start-up trong lĩnh vực việc làm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian hàng của IWORK, DN Start-up trong lĩnh vực việc làm.

“Việt Nam không thể đợi một nước khác hay một ai đó đến làm giàu cho mình. Ai có thể giúp đất nước giàu lên? Đó là tất cả mọi người nhưng trước hết là những người trẻ, trong đó có những người được Đảng, Nhà nước, nhân dân, bố mẹ, gia đình, quê hương… tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần để bước vào giảng đường đại học, cao đẳng. Vì vậy, từng bạn sinh viên phải khơi dậy trong mình khát vọng cháy bỏng đó như là sự đền ơn đáp nghĩa tốt nhất cho cha mẹ, gia đình, quê hương, cho lớp lớp các anh hùng liệt sĩ, anh hùng dân tộc đã hi sinh để có đất nước như ngày hôm nay”, Phó Thủ tướng nhắn gửi.

Nhấn mạnh Đề án không chỉ dừng ở mục tiêu trang bị kiến thức khởi nghiệp cho mỗi sinh viên mà còn cho cả giảng viên, lãnh đạo trường đại học, Phó Thủ tướng nêu thực tế có thời gian dài, hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học ít hơn nhiều so với thế giới, việc dạy và học theo giáo trình sẵn có. Giảng viên truyền thụ kiến thức một chiều, tự đặt mình cao hơn sinh viên về trí tuệ, hiểu biết. Các trường đại học thụ động nhận bao cấp. Tất cả những điều này đã bắt đầu thay đổi nhưng cần mạnh mẽ hơn nữa.

“Các trường đại học, giảng viên hãy hướng dẫn, cùng thi đua với sinh viên, chưa nói đến khởi nghiệp mà trước hết là sáng tạo trong giảng dạy, tổ chức công việc của mình để thực hiện tự chủ đại học, tạo tri thức mới”, Phó Thủ tướng nói.

Hai mục tiêu trên chính là nền tảng “ươm mầm” các ý tưởng sáng tạo cùng những biện pháp hỗ trợ, kết nối cần thiết “nuôi dưỡng” các ý tưởng đó thành nguồn để có nhiều doanh nghiệp Start-up thành công. Bên cạnh đó, Nhà nước, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp sẽ là ‘bà đỡ’ cho những ý tưởng Start-up.

Phó Thủ tướng chúc các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các bạn sinh viên lan toả tinh thần khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Nhắc lại mục tiêu cả nước phải có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó cần có ngày càng nhiều DN Start-up, Phó Thủ tướng tin tưởng: "Nếu có bước đi đúng, chiến lược đúng và khơi dậy tinh thần cả dân tộc thì sẽ làm được nhiều điều mà trước đây gặp vô vàn khó khăn, tưởng chừng không thể làm được".

Theo: chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gặp mặt nhóm thí sinh đạt giải Nhất cuộc thi " Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc"

BHG - Chiều 28.11, tại Hội trường UBND thành phố, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tổ chức buổi gặp mặt nhóm tác giả đạt giải Nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc" lần thứ I, năm 2018. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành ủy Hà Giang và đông đảo đoàn viên thanh niên đến từ các trường học trên địa bàn thành phố. Vinh dự vượt qua 183 bài thi của các thí sinh đến từ 52 tỉnh, thành đoàn trên cả nước, dự án Green Blessing "Trồng rau hữu cơ gắn với phát triển du lịch trách nhiệm" của nhóm tác giả Hoàng Thị Hảo đến từ Hà Giang... 

29/11/2018
Hoàng Văn Cân tiên phong nuôi ếch ở Tân Nam

BHG - Hơn 3 năm qua, nhờ sự đầu tư trọng điểm từ Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh; nhân dân xã Tân Nam (Quang Bình) đã tiếp cận với nguồn vốn tài trợ thông qua hoạt động của các Nhóm sở thích (GIC) và Nhóm tiết kiệm tín dụng để mua cây, con giống phát triển kinh tế, tăng mức thu nhập và tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa lớn. Trong các nhóm hiện đang duy trì, mô hình nuôi ếch của anh Hoàng Văn Cân, thôn Nậm Hán được đánh giá triển vọng và có khả năng nhân rộng.

28/11/2018
Đoàn viên Nguyễn Tiến Dũng khởi nghiệp từ nuôi thỏ

BHG - Với vóc dáng thư sinh, nụ cười hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; chàng trai Nguyễn Tiến Dũng (sinh 1995), trú tại tổ 2, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã gây dựng cho mình cơ nghiệp khá ổn định và bền vững từ mô hình chăn nuôi thỏ được Dũng ấp ủ từ nhiều năm trước và quyết tâm thực hiện, giờ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tốt nghiệp THPT năm 2013, Dũng không thi đại học mà đi học nghề và làm công nhân điện tử tại Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương...

27/09/2018
Hai anh em người Dao khởi nghiệp từ nuôi giun Quế

BHG - Mô hình nuôi giun Quế của hai anh em Phàn Văn Canh và Phàn Văn Dân nằm giữa những thửa ruộng bậc thang của gia đình tại thôn Thành Công, xã Bản Péo (Hoàng Su Phì). Đầu năm 2017, sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại trang trại nuôi giun Quế ở thị trấn Việt Vinh (Bắc Quang), Phàn Văn Canh (sinh năm 1992) luôn nung nấu ý tưởng đưa loại giun này về nuôi trên quê hương mình. Là Phó Bí thư Đoàn xã Bản Péo nên Phàn Văn Canh có ít thời gian thực hiện, do vậy anh rủ thêm người em họ là Phàn Văn Dân cùng chung tay nuôi giun Quế. Phàn Văn Dân...

24/10/2018