Đề án "Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa" - kỳ vọng của ngành chăn nuôi

09:08, 13/04/2018

BHG - Với nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thức ăn, kinh nghiệm chăn nuôi lâu đời và nguồn giống tốt, chăn nuôi đại gia súc đã và đang trở thành ngành kinh tế mang lại thu nhập cao cho người dân. Đề án “Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đã thực sự tạo “cú hích” lớn để ngành chăn nuôi phát triển.

Anh Hoàng Văn Lương, thôn Đồng, xã Trung Thành (Vị Xuyên) chăm sóc đàn trâu, bò của gia đình.
Anh Hoàng Văn Lương, thôn Đồng, xã Trung Thành (Vị Xuyên) chăm sóc đàn trâu, bò của gia đình.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 108.288 hộ chăn nuôi trâu, bò, nhưng chỉ có 298 hộ chăn nuôi với quy mô từ 10 con trở lên. Điều này cho thấy thực tế quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát khiến ngành kinh tế mũi nhọn này chưa thể trở thành hàng hóa. Bên cạnh đó, ở một số huyện kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc đạt thấp; đội ngũ thú y không được tập huấn thường xuyên; dịch bệnh gia súc vẫn xảy ra tại một số ổ dịch cũ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác thú y còn thiếu; diện tích trồng cỏ chỉ mới đáp ứng đủ lượng thức ăn thô xanh vào mùa mưa, thiếu khi mùa khô đến; việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào chăn nuôi còn hạn chế. Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến sản phẩm từ chăn nuôi đại gia súc, chưa xây dựng được chuỗi liên kết giữa chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm và chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi đại gia súc… Khi Đề án “Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa” ra đời, được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để những hạn chế trên.

Mục tiêu của đề án đặt ra, đến năm 2025 tổng đàn đại gia súc của tỉnh đạt 403.966 con; đưa tỷ trọng chăn nuôi trong ngành Nông nghiệp lên 35%; toàn tỉnh có ít nhất 300 trang trại, gia trại đại gia súc có quy mô từ 30 con trở lên; có khoảng 10 doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; xây dựng thương hiệu tập thể trâu, bò Hà Giang; củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi đại gia súc; tập trung ứng dụng KHKT vào phát triển đàn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; chủ động kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm; mở rộng diện tích trồng cỏ để cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh cho đàn trâu, bò.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án, ngày 30.1.2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch “Đột phá thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc và đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành Nông nghiệp năm 2018 đạt 32%”. Theo đó, UBND các huyện, thành phố phải tập trung nguồn lực để đầu tư hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi nhằm tăng nhanh tổng đàn.

Cụ thể hóa đề án, kế hoạch của tỉnh, các huyện, thành phố đã ban hành các phương án, nghị quyết, kế hoạch triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Trong quý I, đàn gia súc tăng thêm 2.146 con trâu, bò; đạt 23% kế hoạch cả năm, nâng tổng đàn trâu, bò hiện có lên 293.130 con, đạt 99% kế hoạch năm; diện tích cỏ trồng mới đạt gần 384 ha; thụ tinh nhân tạo cho 610 con trâu, bò; có 101 gia trại, trang trại chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 15 con trở lên, đặc biệt có 5 trang trại quy mô từ 60 con trở lên.

Xã Trung Thành - một trong những địa phương có truyền thống chăn nuôi đại gia súc của huyện Vị Xuyên. Chia sẻ về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành, Khổng Văn Tuấn cho biết: ‘‘Ngay khi có kế hoạch của huyện, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển diện tích trồng cỏ, hỗ trợ người dân hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, kiện toàn Tổ giúp việc triển khai Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh; quy hoạch phát triển trâu giống tại một số thôn, tập huấn cho cán bộ thú y xã, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh… Nhờ vậy, đàn đại gia súc của xã đã tăng lên cả về số lượng, chất lượng; toàn xã hiện có trên 30 hộ chăn nuôi quy mô trên 5 con; 1 trang trại quy mô 80 con trâu, bò’’. 

Tuy mới được triển khai, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ như: Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04.10.2002, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09.6.2015 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phê duyệt báo cáo phân tích và Kế hoạch đầu tư chiến lược chuỗi giá trị trâu - bò giai đoạn 2017-2019... Đề án ‘‘Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa… đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT – XH của tỉnh.

Bài, ảnh:  BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ưu tiên giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển

BHG - Việc cử con em đồng bào các dân tộc thiểu số đi học theo hệ cử tuyển là chính sách đúng đắn, hợp lòng dân của Chính phủ nhằm đào tạo cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực đáp ứng nhiệm vụ công tác trong tình hình mới ở các xã đặc biệt khó khăn. 

31/08/2017
Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chính sách dân tộc ở Mèo Vạc

BHG-Mèo Vạc - một trong 62 huyện nghèo của cả nước, được đầu tư theo Chương trình 30a của Chính phủ. Từ những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cuộc sống người dân nơi đây đang ngày một ấm no. Nhằm kịp thời điều chỉnh những hạn chế, bất cập và đảm bảo thống nhất, đồng bộ từ huyện đến cơ sở trong triển khai các chính sách dân tộc (CSDT), Mèo Vạc đang thực hiện nhiều giải pháp đưa chính sách của Nhà nước "thấm" vào đời sống đồng bào biên cương.

27/10/2017
Quyết định 352 của UBND tỉnh giúp người dân Vị Xuyên thoát nghèo

BHG-Từ năm 2014 đến nay đã có 751 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Vị Xuyên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mua trâu, bò sinh sản theo Quyết định 352/QĐ-UBND, ngày 3.3.2014 của UBND tỉnh về "Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo chưa có trâu, bò để phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản trên địa bàn tỉnh". 

26/10/2017
Đẩy mạnh đối thoại với người nộp thuế

BHG - Hội nghị đối thoại là trao đổi ý kiến, kiến nghị giữa người nộp thuế với cơ quan Thuế, nhằm giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thuế. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người nộp thuế rất cần nắm và hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế, nhằm thực hiện đúng quy định pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến hoạt động của đơn vị.

24/06/2017