Xín Mần và chính sách mới đối với giáo dục mầm non

09:04, 14/11/2013

HGĐT- Tính tới tháng 5.2013, trẻ em từ 0 - 5 tuổi trên địa bàn huyện Xín Mần có trên 8.700 cháu. Hiện, toàn huyện có 20/20 trường Mầm non, 233 nhóm, lớp với hơn 5.435 cháu. Những năm qua, chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa được cải thiện đáng kể. Kết quả đó có đóng góp không nhỏ của mô hình Mầm non thôn, bản theo hình thức dân nuôi tại các xã của huyện Xín Mần.


Ngay từ năm học 2007 - 2008, Bộ GD&ĐT đã xác định phải phổ cập giáo dục hệ Mầm non cho trẻ 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc. Đây chính là cơ sở cho đảm bảo chất lượng giáo dục ngay từ bậc Tiểu học. Tuy nhiên, nhiều năm qua, vì đời sống người dân vùng sâu, vùng xa quá khó khăn, chưa thể tự lo bữa trưa cho trẻ nên các trường Mầm non chỉ trông trẻ đến buổi trưa nên rất nhiều gia đình đã không chọn cách gửi trẻ đến trường mà đưa con theo bố, mẹ lên nương, ruộng để vừa tiện lao động cũng như cho trẻ ăn, uống khi đến bữa. Bởi thế, như nhiều địa bàn khác, tỉ lệ huy động trẻ từ 0 - 5 tuổi của huyện Xín Mần đến trường mới chỉ đạt trên 62%.

 


Các trẻ Mầm non của thôn Na Chăn, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) tại lớp học theo mô hình Mầm non thôn, bản theo hình thức dân nuôi.


Trước thực trạng trên và thực hiện Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện khóa XVI, nhiệm kỳ 2010-2015 về thực hiện nội dung “4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm” của huyện, trong đó chọn giáo dục làm nội dung đột phá: “Thành lập nhóm trẻ mầm non thôn bản theo hình thức dân nuôi”,tăng tỷ lệ huy động trẻ từ 0-2 tuổi ra lớp đạt từ 32% trở lên. Và cũng trước nhu cầu gửi trẻ tại thôn, bản của phụ huynh học sinh để có thời gian lao động, sản xuất, phát triển kinh tế hộ, giúp trẻ làm quen với môi trường học tập, mạnh dạn tự tin bước vào bậc Tiểu học. Đây cũng chính là mối quan tâm của các cấp, các ngành, toàn xã hội. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn của Xín Mần như hiện nay thì số trẻ 0-2 tuổi ra lớp mới chỉ đạt trên 27%, cho nên việc thành lập nhóm trẻ Mầm non thôn, bản theo hình thức dân nuôi là cần thiết. Đồng chí Vũ Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết: “... Các cấp lãnh đạo huyện luôn xác định, một trong những nhiệm vụ quan trọng và để các em nhỏ bước đầu làm quen với tiếng Việt và nói được tiếng phổ thông trước khi vào Tiểu học thì vai trò của giáo dục Mầm non là rất quan trọng. Thế nhưng, giáo dục Mầm non thời gian qua ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện đang gặp rất nhiều khó khăn bởi tình trạng thiếu giáo viên Mầm non, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dù dạy học; các điểm trường hầu hết là nhà tạm hoặc học nhờ bậc Tiểu học, trụ sở thôn, bản. Nhất là với tập quán sinh sống của bà con thường cách xa nhau nên việc đưa đón học sinh Mầm non trong ngày thường mất rất nhiều thời gian, nên những năm trước, nhất là vào những thời điểm mùa vụ tỉ lệ học sinh mầm non nghỉ học rất cao... Trước thực trạng đó, trước thềm năm học mới 2013 - 2014, huyện Xín Mần đã triển khai kế hoạch thành lập nhóm trẻ Mầm non thôn, bản theo hình thức dân nuôi giai đoạn 2013 - 2015”.

 

Qua thực tế cho thấy, dù mô hình chỉ mới thực hiện triển khai tại 3 xã là Nấm Dẩn, Quảng Nguyên và Bản Ngò nhưng đến nay đã đem lại những kết quả khả quan, tạo được sự đồng thuận lớn trong quần chúng nhân dân; tỉ lệ các cháu học mầm non tại 3 xã đến trường tăng đáng kể. Tại điểm trường thôn Na Chăn (Nấm Dẩn), lương giáo viên 50% được trích từ nguồn ngân sách của huyện và 50% từ Quỹ xã hội hóa giáo dục của xã và phụ huynh đóng góp bằng lương thực, tương đương 2 triệu đồng/tháng; các gia đình yên tâm khi đi lao động, sản xuất...

 

Năm học 2013 - 2014, toàn huyện Xín Mần vẫn còn trên 220 phòng học tạm. Không chỉ vậy, hiện huyện còn 6 xã, gồm: Bản Ngò, Chế Là, Nàn Xỉn, Thu Tà, Trung Thịnh và Chí Cà vẫn chưa có trường Mầm non kiên cố... Trước những khó khăn đó, những năm qua, thông qua các chương trình hỗ trợ, đầu tư xây dựng nhà lưu trú, trường, lớp học cho học sinh của Tập đoàn Vingroup và qua công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân cùng các đoàn thể đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Chỉ tính riêng năm học 2012 - 2013, huyện đã vận động được tổng giá trị thành tiền gần 2 tỷ đồng, góp phần không nhỏ đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương ngày một phát triển vững chắc... Tuy nhiên, hiện tổng số giáo viên Mầm non của huyện Xín Mần có gần 400 người, được đào tạo chuẩn từ Trung cấp Sư phạm Mầm non trở lên, về cơ bản đội ngũ giáo viên đáp ứng được nhu cầu mở lớp theo kế hoạch đã xây dựng. Nhưng số biên chế tỉnh giao còn thiếu 13 biên chế so với kế hoạch nên dẫn đến tỷ lệ huy động trẻ từ0 - 2 tuổi ra lớp còn thấp so với kế hoạch, do vậy việc bổ sung biên chế là rất cần thiết không chỉ giúp cho đội ngũ giáo viên yên tâm đứng lớp, đảm bảo chất lượng giảng dạy mà còn tạo điều kiện cho cha, mẹ các cháu có điều kiện tăng gia lao động, sản xuất, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.


TUẤN ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khi ý Đảng hợp lòng dân...
HGĐT - Là một huyện còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển KT – XH, nhưng những năm qua, với nhiều quyết sách đúng ý Đảng, hợp lòng dân, huyện Bắc Mê đã biết dựa vào dân để biến những khó khăn ấy thành cơ hội phát triển, góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Thông qua phương pháp quản lý, diều hành phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở của tập
23/05/2012
Tạm dừng trồng cây cao su - nhìn thẳng vào sự thật để quyết định đúng
HGĐT- Đợt rét đậm kéo dài cuối năm 2010, đầu năm 2011 càn qua vùng trồng cao su, khiến gần như toàn bộ diện tích cao su trên địa bàn huyện Bắc Quang, Quang Bình và Xín Mần bị xoá sổ. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cao su là điều không ai ngờ tới. Nhưng qua những gì đã xảy ra, nó cũng cho chúng ta bài học kinh nghiệm và sự thận
21/06/2012
Hà Giang cần có thêm chính sách đặc thù dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
HGĐT- Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Do đó diện mạo nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã có sự đổi thay tích cực. Đó là những bước chuyển mình đáng kể của Hà Giang trong quá trình thực hiện chính sách dân
18/09/2012
Hỗ trợ người dân KCN Bình Vàng đã theo sát thực tế
HGĐT- Ngay từ khi triển khai Dự án đầu tư, xây dựng KCN Bình Vàng (năm 2007) đến nay, căn cứ các quy định của Nhà nước và điều kiện đặc thù của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ người dân thuộc diện phải di rời, GPMB. Các quyết định do UBND tỉnh ban hành vừa đúng quy định của pháp luật, vừa theo hướng có lợi cho
17/11/2012