Sắc Xuân trong phát triển nông nghiệp ở Vị Xuyên

22:25, 15/02/2018

Xuân 2018 - Đến huyện Vị Xuyên những ngày đầu năm mới, sắc Xuân ngập trên các thôn xóm, niềm vui no ấm hiện rõ trên từng khuôn mặt người dân. Trong sắc màu xanh biếc của ngô, rau và màu vàng rực của những vườn cam trĩu quả càng nổi bật thêm bức tranh nông nghiệp của huyện. Với hướng đi đúng và bền vững, tin rằng, huyện Vị Xuyên sẽ ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định là một trong những huyện động lực, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Thực hiện Đề án tái cấu ngành Nông nghiệp, năm 2017, huyện Vị Xuyên đã triển khai, nhân rộng nhiều chương trình và mô hình có hiệu quả kinh tế cao như lựa chọn phát triển cây con, con thế mạnh; liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp đầu tư, chú trọng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất… Một trong những mô hình đang được nhân rộng và đem lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Vị Xuyên, đó là mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới. Đến nay, huyện đã triển khai thực hiện trên 20.000m2 tại 6 xã, thị trấn, gồm: Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm; các xã Đạo Đức, Kim Linh, Kim Thạch và Thuận Hòa, với các loại rau chủ yếu là cà chua, khoai tây, các loại rau cải, dưa chuột, xà lách... Doanh thu đạt 510,6 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 178,7 triệu đồng/ha/vụ... Ngoài sản xuất các loại rau, củ, quả sạch cung cấp ra thị trường, các HTX, các hộ dân còn trồng các loại cây mang giá trị kinh tế cao như dưa Kim Cô Nương, Dưa lưới... Lợi nhuận thu được đạt 150 triệu đồng/ha/năm. Trong đó 2 HTX đi đầu về sản xuất rau trong nhà lưới là HTX Rau an toàn Học Lập, tại thị trấn Vị Xuyên và HTX Rau an toàn Tân Đức, xã Đạo Đức, hiện nay 2 HTX này đã được cấp Chứng chỉ sản xuất Rau an toàn VietGAP.

Mô hình sản xuất rau an toàn Tân Đức, xã Đạo Đức.
Giám đốc HTX Đặng Thị Hiền cùng thành viên HTX sản xuất rau an toàn Tân Đức, xã Đạo Đức chăm sóc vườn rau của HTX.

Thăm HTX sản xuất rau an toàn Tân Đức, xã Đạo Đức, chúng tôi được chị Đặng Thị Hiền, Giám đốc HTX cho biết: Theo chủ trương của huyện Vị Xuyên và đứng trước yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các mô hình hợp tác, hợp tác xã. Tháng 12.2015, HTX trồng rau an toàn Tân Đức được thành lập, với 24 thành viên. Mô hình hoạt động chủ yếu là chuyên trồng các loại rau sạch, rau an toàn chất lượng cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người dân trên địa bàn huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Từ khi thành lập đến nay, HTX Tân Đức đã xây dựng phương án tổ chức sản xuất, xây dựng hệ thống nhà lưới theo tiêu chuẩn trồng rau an toàn trên diện tích đất của HTX là 1.2ha. Được sự quan tâm của chính quyền huyện Vị Xuyên, HTX được hỗ trợ ban đầu 100% hệ thống nhà lưới nhằm đảm bảo phương thức canh tác mới và thuận lợi trong việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất rau an toàn. Sản phẩm chính của HTX chủ yếu là các loại rau Su hào, Bắp cải, Xà lách, cà chua, dưa chuột và các loại rau thơm… Với chất lượng và giá thành hợp lý, sản phẩm rau của HTX ngày càng được khách hàng ưa chuộng, các loại rau Bắp cải, Su hào giá bán tại các chợ ở thành phố Hà Giang giao động từ 10 đến 12 ngàn/kg, cà chua 15.000 đồng, xà lách 30.000 nghìn đồng, dưa chuột 15.000 đồng... Nếu như trước kia, với 1.000m2 đất các hộ chỉ thu khoảng 5 triệu đồng/1 lứa rau, thì với phương pháp trồng bằng nhà lưới như hiện nay cho thu từ 15 – 20 triệu/lứa, giúp người dân có thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với trồng theo cách cũ...

Theo đồng chí Phan Thị Thơm, Chủ tịch UBND xã Đạo Đức cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 64/2017 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 74/2017 của huyện, năm 2017 huyện Vị Xuyên chọn 2 xã điển hình về phát triển nông lâm nghiệp là xã Trung Thành và Đạo Đức. Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện cho việc giao dịch, mua bán sản phẩm cũng như chuyển giao áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, diện tích đất nông nghiệp lớn, thích hợp với trồng các loại rau màu, xã Đạo Đức xã xây dựng phương án và triển khai thực hiện. Theo đó, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng thôn để phân vùng sản xuất, chọn các loại cây, con có giá trị cao; có khả năng thích ứng với khí hậu, đất đai để đưa vào trồng. Trong đó phân vùng chuyên sản xuất rau tập trung vào một số thôn như Tân Đức, Làng Nùng, Hợp Thành. Vùng trồng ngô nếp như thôn Độc Lập, Làng Má, Làng Nùng… Vùng sản xuất lúa chất lượng cao như Làng Nùng, Làng Cúng… Với cách làm đó sẽ tạo ra được các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân.

Lãnh đạo UBND xã
Lãnh đạo UBND xã Trung Thành hướng dẫn người dân thu hái và chăm sóc vườn cam sau khi thu hoạch.

Đến xã Trung Thành những ngày đầu Xuân, dễ dàng nhận thấy những vườn cam trĩu cành trên các sườn đồi, ven suối. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành Khổng Văn Tuấn cho biết: Những năm gần đây, cây cam được xác định là cây trồng mũi nhọn, chủ lực đem lại nguồn thu nhập ổn định, giúp người dân Trung Thành xóa đói, giảm nghèo hiệu quả và vươn lên làm giàu. Cây cam Trung Thành được khôi phục từ năm 2013, hiện nay, toàn xã có 270 ha cam, trong đó 80 ha cho thu hoạch; năng suất ước đạt trên 10 tấn/ha/vụ. Sản lượng đạt khoảng 500 tấn, với giá bán dao động khoảng 8 – 12.000 đồng/kg. Xã phấn đấu đến năm 2020, có trên 60% diện tích cam sành đạt tiêu chuẩn VietGAP, năng suất đạt 150 tạ/ha/năm. Bên cạnh đó, còn trồng mới các giống cây có múi khác như bưởi da xanh, bưởi diễn, cam vinh, cam V2... với quy mô khoảng 50 ha, từ đó hướng đến giải vụ các sản phẩm cam hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm cây có múi. Thăm vườn cam của gia đình bác Hoàng Văn Chuẩn, thôn Bản Tàn, chúng tôi ngạc nhiên bởi cây nào cũng sai trĩu cành. Bác Chuẩn cho biết: Gia đình bác trồng hơn 300 gốc cam từ năm 2012, năm nào cũng cho thu trên 13 tấn cam, giá thị trường chung rất ổn định, mỗi năm gia đình bác thu gần 200 triệu đồng từ bán cam.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Kết thúc năm 2017, 65/65 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vị Xuyên đạt và hoàn thành từ 100% trở lên. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha đất trồng cây hàng năm ước đạt 58,03 triệu đồng, bằng 100% KH giao, tăng 3,13 triệu đồng so với năm 2016. Tổng sản lượng lương thực 55.783,2 tấn, đạt 100,7% KH giao, tăng 2,3% bằng 1.280,6 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,6 triệu đồng/người/năm. Với chủ trương quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, ổn định thị trường đầu ra cho sản phẩm, trong giai đoạn tiếp theo huyện Vị Xuyên tiếp tục triển khai và nhân rộng nhiều mô hình hay, cách làm mới nhằm phát huy tiềm nâng, thế mạnh của địa phương. Qua đó từng bước giúp người dân phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện đã đề ra.

Bài, ảnh: THANH THỦY – PHAN MẠNH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người làm Báo nơi đỉnh Bắc, Xuân này niềm vui nhân đôi

Xuân 2018 - Cuốn lịch năm 2017 đang được bóc dần về những tờ cuối, hòa cùng sự hối hả, bận rộn và niềm vui của mọi người trên quê hương cực Bắc khi chia tay năm cũ, chào năm mới, đón xuân Mậu Tuất  về. Những người làm Báo ở các cơ quan báo chí Hà Giang đều cảm thấy niềm vui như được nhân đôi; nụ cười khi đón nhận thành quả của một năm lao động, sản xuất, cống hiến và học tập sẽ đi cùng với niềm vui nghề nghiệp của người làm Báo tỉnh nhà.

15/02/2018
Tạo nền tảng tư tưởng vững chắc

Xuân 2018 - Năm 2017 là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; đồng thời, cũng là năm Đảng ta tiếp tục ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng về công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị. Cùng với sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy  không ngừng đổi mới...

15/02/2018
Xuân chưa bao giờ đến muộn!

Xuân 2018 -  Một mùa Xuân mới lại về mang theo nhiều ước vọng an lành, thịnh vượng đến với mọi nhà. Để có những mùa Xuân bình yên, cuộc sống an lành, thời gian qua, lực lượng Công an Nhân dân (CAND) đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp trên các lĩnh vực công tác. 

15/02/2018
Thành công, dấu ấn đậm nét hoạt động HĐND

Xuân 2018 - Giám sát (GS) là một trong những chức năng chủ yếu của HĐND. Thực tiễn hoạt động của HĐND tỉnh trong năm 2017 cho thấy, đã có nhiều cố gắng để tăng cường công tác GS việc thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của HĐND. Kết quả hoạt động GS của HĐND đã có tác động tích cực trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương. Theo quy định Điều 58, Luật Hoạt động GS của Quốc hội và HĐND, tại Kỳ họp giữa năm 2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về Chương trình GS năm 2017 và cũng tại phiên họp tháng 12.2016, Thường trực HĐND tỉnh đã thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình GS năm 2017 và Nghị quyết thành lập Đoàn GS chuyên đề để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

15/02/2018