Phát triển chăn nuôi ở Bắc Mê: Tươi mới sức Xuân từ những quyết sách đúng

22:39, 15/02/2018

Xuân 2018 - Xuân đã về trên các xóm làng của huyện Bắc Mê. Năm 2018 này người dân Bắc Mê đón Xuân bằng những niềm vui mới, vui vì từ những chủ trương, chính sách cùng các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững của cấp ủy, chính quyền địa phương đang tạo nên nền tảng vững chắc giúp cho người dân nghèo thêm vững vàng phát triển cuộc sống.

Gia đình chị Hói, thôn Bản Chung, xã Yên Cường chăm sóc đàn gian súc của gia đình.
Gia đình chị Đặng Thị Hói, thôn Bản Chung, xã Yên Cường chăm sóc đàn gia súc của gia đình.

Kết thúc năm 2017, tổng giá trị sản xuất của huyện Bắc Mê đạt trên 2.335 tỷ đồng đồng (tăng 116,19% so với năm 2016); trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 819 tỷ đồng; bình quân lương thực đầu người trên 559kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 21,3 triệu đồng/người/năm. Thành quả đó bắt nguồn từ những chủ trương, hướng đi đúng, trong đó nổi bật là các cơ chế, chính sách của tỉnh cũng như của huyện đề ra, như Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 37/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển tổng thể gia trại chăn nuôi lợn và gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Sau một thời gian cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của tỉnh với thực tiễn địa phương, nền sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Bắc Mê đã mang trong mình hơi thở mới, đầy tính bền vững trong đó chăn nuôi gia súc là hướng đi chính.

Gia đình chị Đặng Thị Hói, thôn Bản Chung, xã Yên Cường đã có 7 con bò, 3 con trâu. Khi Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh được triển khai, nhận thấy điều kiện đất đai rộng lớn rất phù hợp để phát triển chăn nuôi, gia đình chị đăng ký vay 100 triệu đồng mua 5 con bò, đến năm 2017 sinh sản được 3 con, nâng tổng số trâu bò của gia đình hiện giờ là 18 con. Ngoài tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, gia đình chị Hói còn trồng thêm cỏ để vỗ béo cho đàn gia súc.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Yên Cường Hoàng Thống Chiêu cho biết: Xã có 17 thôn bản, tổng số 1.254 hộ với 6.912 khẩu, trong đó hộ nghèo chiếm 35,89%, cận nghèo 28,87%... Tổng đàn gia súc có 3.480 con, chủ yếu là trâu, bò; diện tích trồng cỏ chăn nuôi là 158 ha. Toàn xã có 39 hộ vay theo Nghị quyết 209/HĐND tỉnh, với số tiền 3.360 triệu đồng, đến nay đã mua 178 con trâu, bò. Ngoài vay theo Nghị quyết 209/HĐND tỉnh, năm 2017 xã Yên Cường còn được Dự án Chia sẻ, Chương trình 135 và Dự án nuôi bò sinh sản của Phòng LĐ - TBXH hỗ trợ 25 con bò.

Mô hình nuôi vịt bầu địa phương của gia đình
Mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình anh Nguyễn Quang Huy, thôn Pác Mìa, thị trấn Yên Phú.

Tại xã Minh Ngọc, đến thời điểm hiện tại có 46 hộ vay theo Nghị quyết 209 HĐND tỉnh với số vốn 3,9 tỷ đồng mua 195 con trâu, bò, ngoài ra còn 2 hộ được hỗ trợ theo chương trình làm gia trại của huyện. Theo lãnh đạo xã Minh Ngọc cho biết, nguồn vốn vay đã giúp cho nhiều hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa. Nhiều gia đình đã mở rộng được quy mô chăn nuôi đàn gia súc từ 5 - 10 con. Hiện nay, xã đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tăng diện tích trồng cỏ tại các vùng canh tác kém hiệu quả, xây dựng chuồng trại theo quy định và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Ngoài Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, thực hiện Kế hoạch số 37 của UBND tỉnh về phát triển tổng thể gia trại chăn nuôi lợn và gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, huyện Bắc Mê đã thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện và khuyến khích người dân đầu tư vốn, cây, con giống để phát triển kinh tế theo hướng gia trại, trang trại. Theo đó, huyện đã bố trí 1,5 tỷ đồng từ các nguồn vốn để triển khai thực hiện 14 gia trại chăn nuôi, gồm: 4 gia trại trâu, bò quy mô từ 20 con trở lên; 6 gia trại lợn quy mô từ 100 con trở lên; 4 gia trại gia cầm quy mô từ 1.000 con trở lên.

Một trong những điển hình về phát triển chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó là gia đình anh Nguyễn Quang Huy, thôn Pác Mìa, thị trấn Yên Phú. Với diện tích rộng gần 5.000 m2, được chia làm 3 khu vực gồm: Khu vực chăn nuôi vịt, gà; khu vực nuôi chim bồ câu và khu vực nuôi lợn nái sinh sản, lợn thương phẩm. Hiện nay, trang trại của anh Huy có 250 con vịt bầu sinh sản giống địa phương, 300 con chim bồ câu, hơn 100 con lợn thương phẩm và lợn nái. Từ mô hình gia trại, trừ chi phí thì mỗi năm cho gia đình anh Huy thu trên 150 triệu đồng.

Đồng chí Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện nay, toàn huyện Bắc Mê có trên 900 nghìn con gia súc, trong đó đàn trâu 19.307 con, đàn bò 7.591 con, dê 22.352 con, lợn trên 41.000 con…  Thực hiện Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh Hà Giang, UBND huyện Bắc Mê đã chỉ đạo các ngành, các xã làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân nắm và tổ chức đăng ký vay vốn. Tính đến hết tháng 12.2017, trên địa bàn huyện có 367 hộ được vay vốn với số tiền 32.420 triệu đồng. Trong đó vay nuôi trâu, bò 363 hộ, vay nuôi ong 4 hộ. Để phát huy hiệu quả đồng vốn, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn định hướng cho nhân dân mua con giống và sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, đồng thời thành lập tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện vốn vay sau giải ngân.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh cùng các chương trình, chính sách khác đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con nhân dân trong phát triển sản xuất, từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô, hàng hóa, đây là những nhân tố tích cực, dám nghĩ, dám làm, là động lực để thúc đẩy chăn nuôi phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết chuyên đề của BCH Đảng huyện về phát triển chăn nuôi, trâu bò hàng hóa tập trung, theo vùng giai đoạn 2015 – 2020.

T.THỦY – P.MẠNH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về Hà Giang Trẩy hội – Du Xuân

Xuân 2018 – Đến với Hà Giang những ngày đầu Xuân, không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, được ngắm những vạt hoa tam giác mạch trải dài trên miền đá xám mà mỗi du khách còn được tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa, phong tục tập quán mang đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Gầu tào của người Mông, Lễ hội văn hóa truyền thống của người Cờ Lao, Lễ hội Bàn Vương của người Dao, hay như Lễ hội Nhảy lửa đầy huyền bí và mang đậm tính nhân văn của người Pà Thẻn… 

15/02/2018
Người làm Báo nơi đỉnh Bắc, Xuân này niềm vui nhân đôi

Xuân 2018 - Cuốn lịch năm 2017 đang được bóc dần về những tờ cuối, hòa cùng sự hối hả, bận rộn và niềm vui của mọi người trên quê hương cực Bắc khi chia tay năm cũ, chào năm mới, đón xuân Mậu Tuất  về. Những người làm Báo ở các cơ quan báo chí Hà Giang đều cảm thấy niềm vui như được nhân đôi; nụ cười khi đón nhận thành quả của một năm lao động, sản xuất, cống hiến và học tập sẽ đi cùng với niềm vui nghề nghiệp của người làm Báo tỉnh nhà.

15/02/2018
Tạo nền tảng tư tưởng vững chắc

Xuân 2018 - Năm 2017 là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; đồng thời, cũng là năm Đảng ta tiếp tục ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng về công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị. Cùng với sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy  không ngừng đổi mới...

15/02/2018
Thành công, dấu ấn đậm nét hoạt động HĐND

Xuân 2018 - Giám sát (GS) là một trong những chức năng chủ yếu của HĐND. Thực tiễn hoạt động của HĐND tỉnh trong năm 2017 cho thấy, đã có nhiều cố gắng để tăng cường công tác GS việc thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của HĐND. Kết quả hoạt động GS của HĐND đã có tác động tích cực trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương. Theo quy định Điều 58, Luật Hoạt động GS của Quốc hội và HĐND, tại Kỳ họp giữa năm 2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về Chương trình GS năm 2017 và cũng tại phiên họp tháng 12.2016, Thường trực HĐND tỉnh đã thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình GS năm 2017 và Nghị quyết thành lập Đoàn GS chuyên đề để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

15/02/2018