Cả đời Bác toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước

16:18, 22/02/2018

Xuân 2018 - Có nhiều câu chuyện cảm động về tấm gương đạo đức của Bác, trong đó được thể hiện rõ nhất ở bản Di chúc của Người. Chỉ hơn 1.000 từ, nhưng Bác đã đề cập rất nhiều lần đến chữ “Dân”. Bác điểm lại từng đối tượng nông dân, công nhân, phụ nữ, cụ già, các cháu thiếu nhi… Tất cả tình thương yêu của Bác dành cho chúng ta đều được thể hiện trong Di chúc. Ứng với mọi thời kỳ, mọi công việc đều có những câu chuyện cảm động về Bác.

 

Chúng ta thấy tiêu biểu nhất là Bác hy sinh cuộc sống riêng tư để lo việc nước, việc dân. Là con người, Bác khuyên chúng ta phải có vợ, có chồng và có con hợp lẽ tự nhiên. Còn Bác, Bác trái nghĩa tự nhiên mà hy sinh vì dân, vì nước. Khi Bác tiếp linh mục Phạm Bá Trực, một người theo đạo Thiên chúa và đứng đầu Tổ chức tôn giáo, được Bác tin tưởng giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch Quốc hội; có một lần tổ chức cuộc họp nhưng nghỉ muộn, trong kháng chiến thì rất khó khăn, Bác nói với vị linh mục như một con chiên của Chúa: Thưa cha, xin cha ở lại đây đêm nay vì khuya quá rồi, ngày mai có người đưa cha về sớm cho an toàn. Vị linh mục cảm động tưởng chừng không đứng nổi, không ngờ một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà có thể khiêm nhường, cao quý như thế. Tối hôm đó, vị linh mục trằn trọc suốt đêm không ngủ, nhìn sang phòng Bác thấy Bác làm việc, đánh máy chữ lách cách; liền xúc động, rón rén đến cửa phòng Bác và nói to: “Ngài quả thật là một vị thánh”. Bác dừng công việc và trò chuyện với vị linh mục với tư cách một lãnh tụ: Ở đây không có ai là thánh thần cả, ngài lo phần hồn cho các con chiên, chúng tôi làm cách mạng là vì cơm ăn, áo mặc cho đồng bào, vì độc lập, tự do cho mọi người. Chỉ vì sự nghiệp cao cả đó mà chúng ta hy sinh, không có cuộc sống riêng tư. Đấy là trách nhiệm vì xã hội, Bác nói như vậy càng cho thấy Người có tấm gương cao quý hết lòng vì dân, vì nước biết bao!

Một câu chuyện mà chúng ta ai cũng quan tâm đó là mong muốn Bác lấy vợ, Bác nói: Các chú cứ làm việc tốt là an ủi, thương Bác rồi. Còn Bác hy sinh cho đồng bào, thì Bác hy sinh, các chú không thể như Bác được, các chú phải có vợ, có chồng và con cái… Nhưng có lúc Bác cũng ưu tư, Bác là con người chứ không phải thần thánh, nên Bác rất thấm thía: “Cả nước gọi Bác là Bác thì Bác lấy ai được bây giờ”. Chưa đủ, Bác là Chủ tịch Đảng, Bác ngồi dự giảng của Tổng Bí thư Lê Duẩn nói về chủ đề đại đoàn kết, là vấn đề máu thịt trong tâm hồn của Bác. Khi giảng, Tổng Bí thư Lê Duẩn có dẫn một câu, thể hiện sự đoàn kết trong dân: “Thuận vợ, thuận chồng bể Đông tát cạn/ Thuận bè, thuận bạn tát cạn bể Đông”. Bác đứng lên và nói: Bác chỉ có một mình Bác thôi, Bác biết thuận với ai bây giờ! Phải có đôi, chứ một lẻ loi lắm. Bù lại, Bác phải làm bằng hai để bù lại các chú à. Khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” cũng bắt nguồn từ câu nói cảm động của Bác Hồ trong buổi dự giảng nói trên.

Bác khuyên một số bộ phận đảng viên mắc lỗi, nhất là lỗi tham nhũng: Ở đời ai cũng là con người thường mà không phải thần thánh, ai cũng có khuyết điểm của mình, càng sống, càng làm việc đều có khuyết điểm. Chỉ có 2 loại người là không có khuyết điểm, hoặc chưa có khuyết điểm, đó là còn nằm trong bụng mẹ hoặc nằm trọn trong áo quan. Chính vì vậy, điều quan trọng khi biết mình có khuyết điểm thì có kịp nhìn nhận và sửa chữa hay không. Bác có thể nói với các chú rằng, cả đời Bác toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước, không một chút danh lợi nào. Bác còn khuyên cán bộ, các chú đừng vì nể Bác mà không nói khuyết điểm của Bác, các chú phải bảo Bác, Bác mới biết, ví dụ: Thấy Bác có vết nhọ trên trán, phải bảo Bác, Bác mới xóa được. Vết nhọ trên trán không đáng sợ, sợ nhất là vết nhọ trong óc, trong tư tưởng, trong tình cảm… thì không còn xứng đáng với dân nữa.

Chúng ta luôn nhớ lời Bác như thế, hiểu Bác là một tấm gương cao quí để mãi noi theo.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Xuân 2018 - Hoàng Su Phì nằm trong tốp các huyện nghèo nhất cả nước; kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm  nghiệp; dân cư không tập trung, điều kiện đi lại không thuận tiện... nên việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nguồn tài nguyên, khoáng sản nghèo, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhiều lao động chưa qua đào tạo... là những hạn chế, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển KT-XH.

20/02/2018
Bước chuyển lớn của ngành Nông nghiệp Xín Mần

Xuân 2018 - Năm 2017 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Nông nghiệp huyện Xín Mần, nhất là phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, trồng rừng và duy trì Quỹ phát triển thôn, bản... góp phần quan trọng vào sự phát triển KT - XH của toàn huyện.

20/02/2018
Luân chuyển cán bộ, tăng thêm sức mạnh cho lực lượng Kiểm lâm

Xuân 2018 - Những năm qua, câu chuyện luân chuyển cán bộ luôn là vấn đề được các cấp ủy, chính quyền, các ngành trong tỉnh ta quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng vào công tác cải cách hành chính ở Hà Giang nói chung và ngành Kiểm lâm của tỉnh nói riêng. 

20/02/2018
Những người "thắp lửa" Giáo dục Yên Minh

Xuân 2018 - Là huyện vùng cao biên giới, công tác giáo dục được Yên Minh hết sức quan tâm. Năm 2017, ngành GD&ĐT Yên Minh đã chủ động triển khai sâu, rộng nhiều giải pháp, đổi mới, sáng tạo trong công tác dạy và học. Với nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên, đã từng bước nâng cao chất lượng toàn diện, thay đổi diện mạo giáo dục nơi vùng cao còn nhiều khó khăn.

19/02/2018