Vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí - biểu hiện của suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

10:29, 28/06/2020

BHG - Đạo đức nghề nghiệp được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí. Để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng cần được đề cao và được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí. Thậm chí trong nhiều trường hợp, đạo đức nghề nghiệp còn được nhấn mạnh hơn nghiệp vụ báo chí. Bởi người làm báo có thể học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc giá trị của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ trung thực, khách quan, nghiêm túc đối với mọi thông tin và trong công việc. Vì thế, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương trao Bằng khen tặng các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý, tham mưu công tác báo chí. (Ảnh minh họa).
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương trao Bằng khen tặng các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý, tham mưu công tác báo chí. (Ảnh minh họa).

Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được quy định trong Luật Báo chí năm 2016 gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam. Tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Tháng 12-2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”. Đây là các chuẩn mực rất cụ thể và thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp. Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay người làm báo không có Thẻ Nhà báo.

Trong quá trình phát triển, báo chí Việt Nam đã góp phần vào sự phát triển đất nước và đời sống xã hội. Báo chí trung thành tuyệt đối với hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và lợi ích của nhân dân, dân tộc. Báo chí đã thực sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và tiếng nói của nhân dân. Qua báo chí nhiều tấm gương tốt được biểu dương, nhiều vụ việc tiêu cực được phơi bày, nhiều vấn đề bức xúc được cơ qua chức năng tiếp nhận và giải quyết. Đồng thời, báo chí đã tuyên truyền, quảng bá, giải thích, vận động, cổ vũ và biểu dương những cá nhân và tổ chức thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại những quan điểm, hành động sai trái, tiêu cực hoặc chống đối Đảng và hệ thống chính trị.

Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, hoạt động báo chí vẫn còn một số hạn chế, sai phạm với biểu hiện, hình thức khác nhau. Đó là các biểu hiện nhưThông tin sai sự thật hoặc thông tin méo mó (sai một phần); Không quan tâm đến hậu quả của thông tin; Ứng xử nhẫn tâm; Đưa thông tin không khách quan vì mục đích vụ lợi hay vì năng lực chuyên môn kém; Thương mại hóa báo chí; Khủng hoảng đạo đức báo chí. Thực tế cho thấy những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp, suy thoái trên được thể hiện qua một số hành vi sau:

Lạm quyền, sự tùy tiện và vô trách nhiệm trong cung cấp thông tin và đưa tin. Đáng chú ý, các sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật. Đây mới chỉ là một số sự việc tiêu biểu cho tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật trên báo chí. Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng một số báo, trang tin điện tử đăng thông tin giật gân, câu khách, không đúng sự thật qua cách rút tít theo lối “treo đầu dê bán thịt chó” hoặc mô tả những vấn đề nhạy cảm quá chi tiết mà không tính đến hậu quả và sự vô cảm, nhẫn tâm... Thậm chí, một số bài báo còn cố tình đăng tải thông tin mê tín dị đoan, lẫn lộn hư thực gây hoang mang cho người đọc, tạo hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội.

Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi hoạt động báo chí, như một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện hành vi trục lợi. Trên thực tế, không ít nhà báo lợi dụng quyền hạn để làm những việc trái pháp luật. Đó là những hành vi lợi dụng danh nhà báo để tống tiền các doanh nghiệp, đe dọa các cá nhân có vị trí công tác có những việc làm không minh bạch, hay có hành vi lừa đảo người dân và các tổ chức…

Thông tin sai sự thật quá nhiều, thậm chí bịa đặt, suy diễn, gây bức xúc xã hội. Hiện tượng này đã được phê phán, nhắc nhở, nhưng hiệu lực không cao, những sai phạm vẫn tiếp diễn. Sự xói mòn của đạo đức nghề nghiệp báo chí và suy thoái của người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra. Áp lực lợi nhuận kinh doanh, thời gian hoàn thành công việc đặt một bộ phận không nhỏ vào tình thế sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức để kịp thời tạo ra những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ nhanh với giá rẻ. Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự xuất hiện tràn lan các thông tin mang nặng tính giải trí, nội dung nghèo nàn, “câu khách” mà lỗi phổ biến là lấy thông tin từ mạng xã hội nhưng không kiểm chứng.

Thực tế cho thấy, sai phạm của một cá nhân người làm báo đều liên đới đến cơ quan báo chí mà trực tiếp là những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tờ báo đó. Khi xử lý một sai phạm trên báo chí, người chịu trách nhiệm trực tiếp, đầu tiên trước pháp luật, trước xã hội là người đứng đầu, quản lý đơn vị báo chí; sau đó là những người liên quan, người trực tiếp gây ra sai phạm. Vì vậy, xây dựng đạo đức nghề nghiệp báo chí và phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hoạt động báo chí là xây dựng đạo đức, cách hành nghề trong cả dây chuyền hoạt động báo chí để đảm bảo từ khâu đầu đến khâu cuối luôn đúng tôn chỉ, mục đích. Nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm, thì mỗi người làm báo cũng cần xác định rõ trách nhiệm của mình. Hiệu quả của công việc và uy tín của mỗi người làm báo luôn luôn phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc sống.

Thiết nghĩ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đóng góp của các hiệp hội ngành nghề, đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng sẽ luôn được quan tâm, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và xây dựng nền báo chí cách mạng theo đúng tôn chỉ, mục đích đã đề ra.

Theo tuyengiao.vn


Cùng chuyên mục

Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn

BHG - Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và các tầng lớp nhân dân, phát huy trí tuệ tập thể vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Cùng với việc gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mỗi đảng viên còn phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, những điều đảng viên không được làm, trong đó có kỷ luật phát ngôn.

 

29/11/2019
Sự thật đằng sau các luận điệu xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

BHG - Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và có gần 1/5 dân số theo tôn giáo. Hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ và hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, lợi dụng quá trình giao lưu, hội nhập, mở cửa của nước ta, cũng như sự phát triển nhanh chóng của Internet và gia tăng số lượng người dùng các trang mạng xã hội, nhiều thế lực xấu đã liên tục đưa ra những nhận định xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam. 

29/09/2019
Phát huy vai trò của báo chí điện tử trong đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch

BHG - Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, báo chí nói chung, báo chí điện tử nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, từng bước đổi mới nội dung và phương thức, thích ứng với xu thế phát triển của nền báo chí hiện đại. Báo chí ngày càng đóng góp tích cực vào mọi mặt đời sống, xã hội, nhất là trong đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

 

22/11/2019
Nói không đi đôi với làm "bệnh trọng" cần giải nguy, chữa gấp

Trong bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng" mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ, một trong những trường hợp phải kiên quyết cảnh giác, không để lọt vào BCH T.Ư khóa XIII khi đã mắc khuyết điểm: "Nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm". Người xưa từng răn dạy "Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê". Dẫu đã làm được chín phần, chỉ có một phần không làm được như lời đã nói...

21/05/2020