Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở Quang Bình

16:42, 16/03/2011

HGĐT- Giải quyết việc làm cho thanh niên lao động nông thôn ở huyện Quang Bình đang là công việc cấp bách được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm với mục tiêu sử dụng nguồn lao động địa phương phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội huyện nhà. Nhưng hiện nay thực trạng thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm là rất cao.


 

 Nghề mộc rất cần đ]ược nhân rộng thu hút nhiều lao động địa phương.


NGUỒI LAO ĐỘNG DỒI DÀO

Hiện nay toàn huyện có 26.734 người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số, trong đó độ tuổi từ 18 – 30 chiếm gần 80% số người trong độ tuổi lao động. Đó chính là tiền đề cơ bản tạo tiềm năng phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn hiện nay, nhưng để biến tiềm năng thành hiện thực, đó đang là vấn đề mà huyện tìm ra những giải pháp và hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế. Trước thực trạng thanh niên trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện đều thiếu việc hoặc nếu có việc làm chỉ là trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập không mấy khả quan, bên cạnh đó số thanh niên được đào tạo nghề, đi học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, nhiều thanh niên do không có việc làm gây ra tâm lý chán nản tạo ra thói ăn chơi xa hoa rượu chè... Nếu so sánh với thanh niên nông thôn địa phương khác họ được đào tạo nghề, có điều kiện vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, được tuyển dụng vào các khu công nghiệp (KCN) và xuất khẩu lao động (XKLĐ) thì mức thu nhập sẽ cao gấp rất nhiều lần. Cũng từ điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn và thiếu việc làm ở quê nên nhiều thanh niên nông thôn ở huyện vào các KCN ở Miền Nam làm thuê ngày một tăng, với trình độ tay nghề không có nên thu nhập chỉ đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày... Hiện nay, Quang Bình đang là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế với các ngành nghề như: Nông - lâm - ngư ngiệp và dịch vụ, nếu những thanh niên chưa có việc làm hoặc những thanh niên đang đi làm thuê ở những địa phương khác họ được đào tạo, hướng nghiệp, phù hợp với điều kiện thực tế và thế mạnh của địa phương đồng thời, có chính sách hỗ trợ vốn vay để đầu tư trang thiết bị sản xuất thì những thanh niên nông thôn sẽ không phải vất vả bươn trải trên “đất khách quê người” mà thay vào đó họ sẽ có cơ hội làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.


CẦN KHAI THÁC THẾ MẠNH

Cùng với nhiều địa phương khác, huyện Quang Bình cũng gặp rất nhiều khó khăn trong bài toán giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là vấn đề đào tạo nghề. Hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có một trung tâm dạy nghề, suốt 3 năm qua (từ 2008-2010) trung tâm chỉ đào tạo trên 2000 người (chủ yếu là những lao động đang làm việc ở các HTX trên địa bàn) với một số ngành như: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các lớp đào tạo theo chương trình xã hội hoá khác. Vấn đề đào tạo nghề trong các ngành công nghiệp là rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó để thanh niên nông thôn có thu nhập bền vững thì hướng đào tạo phải bám sát nhu cầu tuyển dụng của thị trường như: Liên hệ với các công ty 100% vốn nước ngoài để thu hút lao động địa phương, tăng cường công tác đào tạo nghề để XKLĐ, có những chính sách giúp người lao động đi XKLĐ.


Để lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quang Bình có việc làm và thu nhập ổn định, tránh tình trạng thiếu việc làm như hiện nay hơn lúc nào hết rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo, hướng nghiệp nghề cho người lao động. Sau khi học xong cần gắn vớinhu cầu tuyển dụng, đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn để người lao động đầu tư sản xuất. Đồng thời huyện phải thực hiện tốt vấn đề quy hoạch nông thôn và có những chính sách hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về hoạt động tại địa bàn. Có cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức mở các HTX tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề địa phương vừa là sử dụng người lao động ở địa bàn và tận dụng những nguyên liệu sẵn có như: mây, tre, nứa...Hy vọng thời gian tới, với những chính sách hợp lý trong đào tạo nghề, thanh niên nông thôn ở huyện Quang Bình sẽ được đào tạo, hướng nghiệp nghề và được tận hưởng những chính sách hỗ trợ vốn, thu hút các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, góp phần giải quyết bài toán “ việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay”.


ĐỨC TRỌNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả hơn 6 năm thực hiện Dự án “Phòng, chống buôn bán người, di cư và sinh kế Tiểu vùng sông Mê Kông”
HGĐT- Nhiều năm về trước, tình trạng bọn tội phạm câu kết với người nước ngoài buôn bán, sát hại, bắt cóc trẻ em đã liên tiếp xảy ra ở khu vực biên giới. Tuy nhiên từ năm 2005 trở lại đây, được sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Quebec với nguồn kinh phí trên 03 tỉ đồng ( trong đó nguồn của Quỹ hợp tác phát triển Canađa Fund là 1.328.000.000đ), tình trạng đó có chiều hướng giảm rõ
16/03/2011
Giải quyết chất đốt cho đồng bào vùng cao - nhu cầu cấp thiết hiện nay
HGĐT- Các huyện vùng cao núi đá gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ là nơi cư trú của cộng đồng 18 dân tộc anh em gồm Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, La Chí, Pu Péo...Thu nhập bình quân đầu người đạt dưới 3 triệu đồng/năm.
14/03/2011
Góp phần tích cực giải quyết việc làm, an sinh xã hội và XĐGN trên địa bàn tỉnh
HGĐT- Mặc dù còn nhiều khó khăn trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, trong tỉnh...; song năm qua, cán bộ, nhân viên Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh vẫn chủ động thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất triển khai các hoạt động và tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Quyết định của
14/03/2011
Nỗ lực cho vay XĐGN ở Đồng Văn
HGĐT- Trong những qua, NHCSXH huyện Đồng Văn đã không ngừng đổi mới và hợp lý hoá quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục, tổ chức phục vụ và đáp ứng nhanh, bảo đảm quyền lợi với những đối tượng được thụ hưởng các chính sách do Đảng và Chính phủ ban hành, góp phần đắc lực vào mục tiêu đẩy nhanh XĐGN, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.
14/03/2011