Huyện Quang Bình: Tập trung đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

16:54, 06/12/2010

HGĐT- Trong các tiêu chí XDNTM (xây dựng nông thôn mới), tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là yếu tố cơ bản làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Huyện Quang Bình đã và đang chuẩn bị đào tạo tốt nhất nguồn nhân lực trong quá trình XDNTM...


 

 Tổ xây dựng của Nguyễn Chí Thanh xã Tiên nguyên (Quang Bình).


Hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm là vấn đề bức thiết đối với các địa phương trong quá trình XDNTM, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Xuất phát từ chủ trương ấy, trong những năm qua, chính quyền huyện Quang Bình đã có nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nguồn lao động, trong đó trọng tâm vẫn là tập trung đào tạo nguồn lao động là con em địa phương, học tập và phát triển nghề nghiệp tại chính quê hương mình; đồng thời đào tạo lao động cho hướng xuất khẩu theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Theo thống kê, 10 tháng đầu năm huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 767 học viên, tạo việc làm cho 852/1.400 lao động, trong đó tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan nhà nước trên 50 lao động; làm việc tại các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh 350 lao động; làm việc tại các Chương trình Dự án được 202 lao động và hơn 200 lao động tham gia xuất khẩu lao động và làm việc tại các tỉnh lân cận. Theo đánh giá của Phòng LĐTBXH huyện, nguồn nhân lực tại huyện khá dồi dào nhưng hạn chế về trình độ chuyên môn, do vậy để đào tạo nguồn lao động có trình độ, năng lực có thể làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là phù hợp cho tiến trình XDNTM thì cần có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách đào tạo phù hợp với từng lĩnh vực lao động. Là một huyện mới được thành lập nhưng Quang Bình đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế, các mặt chính trị, xã hội, QP – AN ổn định, đó là những điều kiện tối ưu cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, huyện đã có trên 300 hộ kinh doanh cá thể phát triển các mô hình trang trại tập trung tại các xã đã và đang thu hút nguồn lao động địa phương. Cùngđó với ưu thế là vùng chè giàu thương hiệu, nhiều HTX chè như: HTX chè Cao Nguyên, HTX Xuân Mai, HTX Tân Mới... với kiểu mô hình sản xuất tập trung cũng cần rất nhiều lao động phục vụ cho sản xuất.


Ông Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết, hiện nay huyện đang tập trung xây dựng các hạng mục, công trình xây dựng cơ bản, do vậy nhu cầu lao động là rất lớn, tuy nhiên phải là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp. Nắm bắt tình hình đó, huyện đã chỉ đạo Phòng LĐTBXH huyện tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chính địa phương, phối hợp với các doanh nghiệp trong huyện bố trí việc làm khi lao động hoàn thành các khoá đào tạo. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản khi huyện tiến hành XDNTM. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các đề án phát triển nguồn nhân lực tại địa phương cũng gặp không ít những khó khăn về cơ sở vật chất trang bị cho các lao động trong quá trình học tập, do vậy UBND tỉnh, Sở LĐTBXH cần đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tỉnh nói chung và nguồn nhân lực tại huyện Quang Bình nói riêng.


Khảo sát thực tế một số xã tại huyện Quang Bình cho thấy, chủ trương của huyện trong quá trình phát triển nguồn nhân lực địa phương đã có những bước tiến đáng kể, nhiều tổ hợp sản xuất đã được thành lập như xây dựng, nghề mộc, nghề dân dụng, chăn nuôi trang trại..., hầu hết lao động khi hoàn thành đào tạo được thực địa tại chính quê hương mình, tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế, xã hội tại địa phương. Nhiều lao động khi được đào tạo đã mở trang trại phát triển chăn nuôi, tham gia trồng rừng Dự án, thành lập các đội xây dựng, mở các cửa hàng sửa chữa điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, bước đầu cho thu nhập cao.


Vẫn còn nhiều khó khăn trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Quang Bình. Nhưng nếu như các cơ chế, chính sách của huyện được áp dụng ngày càng linh hoạt, sáng tạo thì vấn đề xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, năng lực phù hợp với tiêu chí XDNTM tại địa phương chỉ còn là vấn đề thời gian...


THÀNH NAM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn - nhiều nguồn lực đầu tư xóa nhà tạm
HGĐT- Năm 2010, huyện Đồng Văn đề ra kế hoạch xóa 1.161 nhà tạm, thực hiện điều này, ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước theo Chương trình 167 và ngân sách địa phương, huyện đã huy động nhiều nguồn lực từ bên ngoài nhằm đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm.
29/11/2010
Sớm cấp kinh phí cho chương trình bố trí, sắp xếp dân cư tại Quang Bình
HGĐT- Năm 2010 theo kế hoạch của UBND tỉnh, công tác được bố trí, sắp xếp dân cưra khỏi vùng có nguy cơ sạt, lở, lũ ống tại huyện Quang Bình được thực hiện dưới 2 hình thức, đó là bố trí, ổn định dân cư tập trung và hình thức bố trí, ổn định dân cư xen ghép. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, công tác ổn định dân cư tại huyện diễn ra còn chậm, ảnh hưởng đến
27/11/2010
Cần nhân rộng mô hình đầu tư giảm nghèo bền vững ở Xín Mần
HGĐT- Xín Mần là một trong 6 huyện nghèo đang được thụ hưởng chính sách ưu tiên đầu tư theo Nghị quyết 30a. Ngoài nguồn vốn của nhà nước, Xín Mần còn nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, Tổng công ty nhà nước. Sự giúp đỡ đó là nguồn lực quan trọng để Xín Mần xóa nghèo. Đến với Xín Mần theo “tiếng gọi 30a”, Công ty Cổ phần Him Lam, Ngân hàng Liên Việt có cách làm rất
27/11/2010
Đoàn từ thiện tỉnh Hưng Yên: Tặng quà tại xã Lao Và Chải
HGĐT- Ngày 20.11, Sư thầy Đàm Thanh, tỉnh Hưng Yên có chuyến trao quà từ thiện tại xã Lao Và Chải, huyện Yên Minh.
27/11/2010