Thị xã Hà Giang hướng tới đô thị văn minh - hiện đại

17:34, 26/06/2009
HGĐT - Kể từ khi tỉnh Hà Giang được tái lập đến nay (1991), được sự quan tâm của T.Ư Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh, diện mạo đô thị của Thị xã được cải thiện đáng kể, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội chủ tỉnh Hà Giang. Tiềm năng và lợi thế của thị xã là phát triển thương mại dịch vụ du lịch .

Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ - TU của Tỉnh uỷ Hà Giang về xây dựng thị xã Hà Giang đến năm 2010 trở thành đô thị loại III, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã khắc phục mọi khó khăn, tích cực khaithác tiềm năng, thế mạnh đẩy mạnh thu hút đầu tư. Thị xã đã triển khai được 85% chương trình, dự án theo kế hoạch, nhờ đó bức tranh tổng thể KT-XH thị xã hà Giang nửa nhiệm kỳ 2005 - 2010 cho thấy, tình hình KT-XH đã và đang đi đúng lộ trình phát triển và có mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu đầu tư đạt khá, nhất là mục tiêu phát triển kinh tế khá cao, tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Trong năm 2008, tốc độ phát triển kinh tế đạt 17,22% (tăng 0,02% so với kế hoạch năm), thương mại - dịch vụ đạt21,96%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,37%; nông lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 7,1%. Trong 4 tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,8%, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịchtheo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại trong cơ cấu GDP.

  
                             Toàn cảnh thị xã Hà Giang: Ảnh Tư Liệu


Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2007, đầu năm 2008 giảm xuống còn 3,63%, văn hoá xã hội tiếp tục được phát triển, an ninh chính trị , TTATXH ổn định và giữ vững, công tác quy hoạch đô thị đã phối hợp với các cơ quan hữu quan ở Trung ương và ở tỉnh tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ở Hà Giang đến năm 2015 và tầm nhìn 2025. Vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, sự điều hành chính quyền các cấp và hoạt động của các đoàn thể được nâng cao, hệ thổng chính trị vững mạnh đã góp phần vào thực hiện xã hội hài hòa, ổn định bền vững.


Mục tiêu xây dựng và phát triển thị xã Hà Giang đến năm2010 trở thành đô thị loại III và định hướng đến năm 2015, phát triển thị xã theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững, phát triển KT-XH trở thành trung tâm thương mại lớn của tỉnh gắn với đảm bảo các yếu tố về môi trường, phấn đấu đến cuối năm 2009 thị xã Hà Giang cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại III. Đến nay thị xã Hà Giang đạt 85/100 điểm theo tiêu chí đô thị loại III, nhưng còn một số tiêu chí đang phấn đấu và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (Đường đôi đầu cầu Mè - Hà Phương và một số công trình trọng điểm khác). Công tác xây dựng văn hoá, văn minh đô thị được đặc biệt quan tâm qua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã xuất hiện nhiều mô hình thiết thực gắn với mục tiêu xây dựng đô thị văn minh với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng được thị xã thực hiện hiệu quả, nhân dân đóng góp 50% nguồn vốn để xây dựng, cải tạo hệ thống cây xanh, bê tông hóa đường giao thông. Riêng hệ thống vỉa hè 100% nguồn vốn dân đóng góp cơ bản giải quyết ngập úng, ô nhiễm một số khu vực trọng điểm để tạo mỹ quan đô thị. Thị xã rất quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, quyết liệt giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng đường, lề đường; thường tổ chức Lễ giao quân cao điểm làm tổng vệ sinh, huy động cộng đồng cùng bảo vệ môi trường, từ đó đã giúp cho môi trường đô thị của thị xã từng bước cải thiện, hệ thống công viên, cây xanh ngày càng nhiều, trật tự đô thị cũng từng bước đi vào nề nếp. Hiện toàn thị xã có 8.998/10.587 hộ gia đình văn hoá, đạt 84,99%; có 86/101 tổ dân phố, thôn bản văn hoá, đạt 85,1%; cơ quan văn hoá đạt 87,3%.


Tuy nhiên trong quá trình phát triển, thị xã Hà Giang chịu áp lực lớn bởi sự phát triển của xã hội, khiến trật tự an toàn đô thị, trật tự kinh doanh dịch vụ, sự lôn xộn trong việc xây dựng nhà cửa và quá trình cải tạo nâng cấp công trình đô thị , cũng là áp lực lớn đối với việc quản lý môi trường đô thị, công tác quy hoạch chi tiết của thị xã còn chậm trong khi tốc độ xây dựng nhà ở rất lớn không theo thiết kế, quy hoạch, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị. Các dự án triển khai khá rầm rộ nhưng thi công chậm, xây dựng nếp sống văn hoá chưa bền vững về chất lượng, môi trường được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự phát triển bền vững của thị xã. Vì vậy các ngành, các cấp và những người dân của thị xã cần chung tay góp sức để xây dựng thị xã Hà Giang trở thành đô thị loại III thực sự văn minh, hịên đại, bền vững vào năm 2010. Ngay từ bây giờ thị xã phải phát huy mọi nguồn lực, biết khai thác tiềm năng và thế mạnh với sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh khai thác, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH.


Tiếp tục nâng cao hiệu quả lãnh đạo và quản lý tập trung thu hút đầu tư, phát triển KT-XH; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới... Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chú trọng đến văn hoá giao tiếp, ứng sử xây dựng thị xã xanh, sạch, đẹp. Chú trọng nâng cao chất lượng Cuộc vân động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; khắc phục hạn chế trong công tác quản lý đô thị, khu du lịch trên địa bàn, giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là ở khu dân cư tập trung, từng bước giảm dần tội phạm và không còn tệ nạn xã hội ở các tổ nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông. Rà soát lại các trường hợp biển quảng cáo, pa-nô, áp phích bị hư hỏng, tiến hành sửa chữa hoặc làm mới để tạo vẻ mỹ quan đô thị xứng đáng với danh hiệu của phường, của khu phố đạt chuẩn văn hoá.


Con đường phía trước còn nhiều thách thức, do vậy Đảng bộ và đồng bào các dân tộc thị xã Hà Giang cần chung tay, chung sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, về đích đúng thời gian, để thị xã Hà Giang đến năm 2010 trở thành đô thị loại III, xứng đáng là đô thị văn minh, hiện đại.


Dương Tuấn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải bài toán “nghèo” ở Nậm Ty
HGĐT- Đến đầu năm 2009, cả 8 thôn bản của Nậm Ty đều có đường ô tô về thôn. Toàn xã có 483 hộ thì 432 hộ có xe máy, bình quân 5,4 người có 1 điện thoại... Các tiềm năng, thế mạnh được phát huy, công tác đào tạo, sử dụng nguồn lực được đặt biệt quan tâm, chú trọng. Và đó chính là nguồn lực để Nậm Ty (Hoàng Su Phì) đi từ chỗ yếu đến khấm khá như ngày hôm nay.
24/06/2009
Giải bài toán “nghèo” ở Nậm Ty
HGĐT- Đến đầu năm 2009, cả 8 thôn bản của Nậm Ty đều có đường ô tô về thôn. Toàn xã có 483 hộ thì 432 hộ có xe máy, bình quân 5,4 người có 1 điện thoại... Các tiềm năng, thế mạnh được phát huy, công tác đào tạo, sử dụng nguồn lực được đặt biệt quan tâm, chú trọng. Và đó chính là nguồn lực để Nậm Ty (Hoàng Su Phì) đi từ chỗ yếu đến khấm khá như ngày hôm nay.
24/06/2009
Tòa soạn báo - ngôi nhà và mái trường của tôi!
HGĐT- 21.6 hằng năm luôn làm tôi rạo rực vì đó chính là Sinh nhật của cái nghề tôi chọn - viết báo. Tính từ ngày bắt đầu nghiệp viết báo, đến nay cũng ngót nghét 7 năm trời. Quãng thời gian tuy ngắn ngủi với một đời người, nhưng cũng đủ để tôi được đến với mọi miền Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc đầy gian nan, vất vả và đây cũng chính là “quê hương thứ 2” của gia đình,
20/06/2009
Trên đỉnh cao 1.200 mét
HGĐT- Những cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm tiếp sóng PT-TH cổng trời Quản Bạ luôn cần mẫn sống, làm việc trên đỉnh cao 1.200m so với mặt nước biển. Cuộc đời, công việc thật đẹp khi luôn được làm bạn với mây bay, gió núi và tín hiệu sóng. Niềm vui của họ đã hoà cùng nụ cười của người dân khi xem, nghe các chương trình truyền thanh, truyền hình được thu, phát đi từ độ cao
20/06/2009