Dấu ấn "ba đảm đang" trong phát triển kinh tế

07:18, 20/10/2016

BHG- Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn, với truyền thống đoàn kết, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã phát huy nội lực, vượt mọi khó khăn. Đặc biệt là trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chị em phụ nữ đã tích cực học tập, ứng dụng KH-KT vào sản xuất, chăn nuôi. Từ đó, đời sống từng bước nâng lên, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Chị Nông Thị Mây làm kinh tế giỏi ở xã Bạch Đích, huyện Yên Minh.
Chị Nông Thị Mây làm kinh tế giỏi ở xã Bạch Đích, huyện Yên Minh.

Với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp, là lực lượng lao động quan trọng, chị em phụ nữ đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế gia đình; chủ động đầu tư thâm canh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tham gia trồng rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững. Nhiều chị em đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT để đầu tư vào sản xuất, phát huy thế mạnh của địa phương. Được sự giúp đỡ của Hội LHPN tỉnh và chính quyền địa phương, phụ nữ toàn tỉnh đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế mới, cách làm hay, có sức lan tỏa như: Mô hình nuôi trâu giẽ, lợn giẽ, nuôi vịt làng, nuôi ong lấy mật từ cây Bạc hà, trồng rau sạch, trồng cam, quýt, thêu dệt thổ cẩm truyền thống... Đồng thời, duy trì phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, phát triển làng nghề; qua đó, giúp chị em nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.

Qua hoạt động phát triển kinh tế, nhiều điển hình tiên tiến, đi đầu trong phong trào làm kinh tế giỏi, cho thu nhập cả trăm triệu đồng/năm. Có thể kể đến chị Nông Thị Mây, người dân tộc Nùng ở thôm Bản Muồng 5, xã Bạch Đích, huyện Yên Minh là một điển hình. Với gần 1 mẫu ruộng và hơn 1 ha đất đồi, chị Mây trồng lúa, ngô, sắn phục vụ chăn nuôi và trồng rau xen canh tăng vụ. Có hệ thống chuồng trại kiên cố, lúc nào cũng chị cũng nuôi khoảng từ 35 đến 45 con lợn thịt và lợn sinh sản. Ngoài ra, chị còn nuôi thêm 7 con trâu, gà thịt và nấu rượu, tận dụng bỗng rượu nuôi lợn, gà. Có thể nói, mô hình chăn nuôi của chị Mây đang bước đầu phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho gia đình, cho thu từ 80-90 triệu đồng/năm. Nhờ phát triển kinh tế gia đình, chị Mây có nguồn thu để nuôi 2 con ăn học. Hiện, con trai cả của chị đang học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, con gái học Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Yên Minh, gia đình chị còn chu cấp cho 1 người em đang học năm 3 Trường Đại học Luật Hà Nội. Chị Nông Thị Mây là một điển hình phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hiếu học và là tấm gương trong phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Nhiều năm liền, chị là hội viên xuất sắc của Chi hội Phụ nữ Bạch Đích và được khen thưởng.

Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, lực lượng nữ doanh nghiệp và nữ tiểu thương ở tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 124 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 63 nữ làm chủ nhiệm HTX, gần 2.000 chị em làm chủ các cửa hàng, 9 chị làm chủ siêu thị...; góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh nhà. Nhiều chị em thành công nhờ kinh doanh dịch vụ, du lịch cho doanh thu từ 200 triệu đến 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động. Điển hình như chị Nguyễn Thị Lan Dung, Giám đốc Công ty TNHH Gia Long; chị Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Hoa Cương... Lực lượng nữ danh nhân đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, tăng thu nhập; giúp tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8,8%, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, năm 2015 đạt 17,64 triệu đồng, tăng 8.860 ngìn đồng so với năn 2010; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 35,38% năm 2011 xuống còn 18,1% năm 2015.

Phụ nữ các dân tộc tỉnh ta luôn năng động, sáng tạo, vươn lên, khẳng định mình trên mọi lĩnh vực; thực sự trở thành “đòn bẩy” trong phát triển kinh tế, xứng đáng với tám chữ Vàng mà Bác Hồ dành tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phụ nữ Hoàng Su Phì tâm huyết xây quê hương giàu, đẹp

BHG- Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương anh hùng, những năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hoàng Su Phì luôn phát huy sự đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động nhằm xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

20/10/2016
Hiệu quả phong trào "Huy động tiết kiệm tại chi hội" của phụ nữ xã Xuân Minh

BHG- Xuân Minh là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Quang Bình, đường giao thông đi lại không thuận lợi, đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều. 

20/10/2016
Chuyển biến tích cực trong đào tạo, sử dụng cán bộ nữ

BHG- Phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, đồng thời quan tâm, tạo điều kiện để phụ nữ học tập, cống hiến; nên những năm qua, công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ, đặc biệt cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền tăng cao và đạt nhiều kết quả quan trọng.

20/10/2016
Ngày hội Hiến máu tình nguyện và ra mắt Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống huyện Bắc Mê

BHG - Sáng 18.10, tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Bắc Mê, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện tổ chức Lễ phát động Ngày hội HMTN và ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Ngân hàng máu sống huyện Bắc Mê. Tham gia buổi lễ có 113 tình nguyện viên là đảng viên, cán bộ, CCVC; đoàn viên, thanh niên và giáo viên các trường học. 

19/10/2016