Tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh MERS – CoV trên địa bàn tỉnh

10:16, 11/07/2015

BHG- Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona (gọi tắt là MERS-CoV) đang có diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như tại khu vực châu Á. Mặc dù đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm MERS-CoV nhưng nguy cơ dịch xâm nhập vào tỉnh ta là rất lớn bởi mỗi ngày có rất nhiều khách từ các quốc gia khác đến tham quan điểm du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn và số lượng người xuất - nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy và một số cửa khẩu tiểu ngạch khác trên địa bàn toàn tỉnh.

Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng kiểm tra hóa chất và các trang thiết bị phòng, chống dịch.
Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng kiểm tra hóa chất và các trang thiết bị phòng, chống dịch.

Trước sự nguy hiểm và tốc độ lây lan của dịch bệnh MERS – CoV, trong thời gian qua, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện và các đơn vị y tế tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các nội dung phòng, chống dịch MERS – CoV theo quy định của Bộ Y tế trên phạm vi toàn tỉnh. Phòng Y tế đã tham mưu cho UBND huyện, thành phố ban hành kế hoạch phòng, chống dịch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động kể cả khi chưa có dịch và khi có dịch xảy ra. Tại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, các tổ, đội phòng, chống dịch, các Trạm Y tế xã, phường đã được kiện toàn và được tập huấn về quy trình giám sát phát hiện, xử lý ổ dịch. Đối với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã tiến hành hướng dẫn tập huấn về quy trình giám sát phát hiện, kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý ổ dịch; chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang bị phòng hộ, các dụng cụ lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, phương tiện và nhân lực để sẵn sàng đáp ứng phòng, chống dịch; duy trì hoạt động của máy đo thân nhiệt từ xa qua đường nhập cảnh. Thực hiện kê khai mẫu Tờ khai y tế theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng, đảm bảo khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc MERS-CoV được khám, cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Tại các Bệnh viện, đã xây dựng kế hoạch đối phó với dịch bệnh, đảm bảo cơ sở vật chất, con người, thuốc men...; cụ thể hóa sơ đồ phòng khám, khu vực cách ly, cũng như bố trí cán bộ thường trực tại phòng khám để phân loại,... Duy trì thực hiện chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định nhằm đảm bảo xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát, hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông tại các cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng nhằm đảm bảo các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV được thực hiện kịp thời và hiệu quả.

Bác sỹ Đặng Văn Huynh, Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng ban điều hành Phòng, chống dịch Sở Y tế cho biết: Đến thời điểm này, công tác sẵn sàng đối phó với dịch bệnh MERS-CoV đã được ngành Y tế triển khai các bước theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế đề ra. Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch MERS-CoV trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản đó là: Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc cập nhật và bổ sung các văn bản hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị và giám sát các ổ dịch; tăng cường hoạt động giám sát tại các địa phương, hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó xây dựng cụ thể các kế hoạch về công tác chuyên môn, công tác điều trị, công tác cách ly tại các bệnh viện và kế hoạch giám sát, phát hiện triệt để các ca bệnh đầu tiên; tiếp tục tập huấn cho tất cả cán bộ điều trị tại các bệnh viện trong đó tập trung cho cán bộ khoa hồi sức cấp cứu và khoa truyền nhiễm đồng thời triển khai tới 100% các Trạm Y tế nắm được quy trình giám sát cũng như cách phát hiện các yếu tố về dịch tễ để tham gia, phát hiện các triệu chứng ban đầu và kết hợp với cơ sở điều trị chuyển bệnh nhân kịp thời. Đặc biệt, ngoài sự chủ động tích cực của các đơn vị trong ngành Y tế, mong muốn Ban chỉ đạo của tỉnh cần phối hợp và phát huy tốt vai trò trách nhiệm để giám sát các địa phương được phân công theo quyết định thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh.

Bệnh MERS-CoV có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận và có nguy cơ tử vong cao. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng. Do vậy mỗi người dân cần phải tự ý thức: Khi ho, hắt xì phải sử dụng khăn tay, giấy để che miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng của bệnh, đặc biệt là những người nước ngoài mới nhập cảnh từ các nước Trung Đông, Hàn Quốc... Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất khi phát hiện người có dấu hiệu nhiễm bệnh...

Ngọc Ánh (Trung tâm TT/GDSK)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG

Hồi 04 giờ ngày 10/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Ma Cao. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (tức là từ 40 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.

10/07/2015
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (CƠN BÃO SỐ 2)

Hồi 10 giờ ngày 9/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 22,8 độ Vĩ Bắc; 116,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (tức là từ 90 đến 120km một giờ), giật cấp 12-13. 

09/07/2015
Trao tặng Học bổng "Xe đạp đến trường" cho học sinh vượt khó học giỏi

BHG- Sáng 9.7, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE), Sở Lao động - TBXH phối hợp với Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Giang tổ chức gặp mặt và trao tặng Học bổng An sinh giáo dục "Xe đạp đến trường" cho 20 em học sinh vượt khó học giỏi. Dự có lãnh đạo Sở Lao động - TBXH, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Giang và đại diện các Nhà tài trợ.

09/07/2015
Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính công: Lấy sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

BHG- Thành phố Hà Giang (TPHG) vừa khai trương, đưa vào hoạt động Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính công (GQTTHCC), thay thế bộ phận "Một cửa điện tử" để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức và người dân. Hiện tại, Trung tâm tiếp nhận và xử lý các thủ tục hành chính thuộc 8 lĩnh vực, với 114 bộ thủ tục hành chính, bao gồm: Kế hoạch và đầu tư; Tài nguyên và môi trường;  Quản lý đô thị; Kinh tế; Tư pháp và hộ tịch; Lao động, thương binh - xã hội; Văn hóa - thông tin, tăng 57 bộ thủ tục so với "một cửa điện tử".

09/07/2015