Những nỗ lực trong giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh ta

16:49, 14/07/2008

(HGĐT)- Theo số liệu báo cáo điều tra chưa thật đầy đủ của Sở LĐ - TBXH mỗi năm Hà Giang có khoảng 5 - 6 ngàn người đến tuổi lao động cần việc làm để ổn định đời sống. Tính đến hết năm 2007 lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh (kể cả khối cán bộ, CCVC - LLVT) và người lao động trong độ tuổi có khoảng 378 ngàn người.


 
 Nhiều lao động nhàn rỗi địa phương tham gia sơ chế quả bộp tại Công ty TNHH Vạn Đạt, thôn Đông Các II (thị trấn Vị Xuyên).
Ảnh: Minh Khai

Trong đó, lực lượng lao động trong thành thị là 42 ngàn người, trong nông thôn có trên 336 ngàn người. Để tạo việc làm giải phóng sức lao động trên, mỗi năm Hà Giang tiến hành đào tạo nghề cho khoảng 20% cho lực lượng lao động mới, giúp họ tìm kiếm công ăn việc làm ổn định đời sống. Số còn lại là lao động phổ thông, lao động nông nhàn chưa có tay nghề cũng đang gặp khó khăn trong tìm kiếm cơ hội việc làm. Bài toán để giải phóng sức lao động đã và đang cần được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng “đào tạo nghề”. Để đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu lao động thực tiễn và sẵn sàng hội nhập nền kinh tế thế giới đó là bài giải cần được tính đến, dự báo kỹ và phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.


Thực trạng lao động

Hết tháng 12.2007, số liệu điều tra lao động cho thấy, ở tỉnh ta còn trên 302.000 người trong tuổi lao động chưa được đào tạo. Lực lượng này chủ yếu rơi vào lực lượng lao động nông thôn, nông dân. Thực tế vài năm gần đây, lao động thiếu việc làm là hiện tượng khá phổ biến ở các vùng quê. Nguyên nhân chủ yếu là do ruộng đất, tài nguyên ngày càng thu hẹp. Các làng nghề, ngành nghề trong khu vực nông thôn chưa phát triển. Dẫn đến thanh niên đến tuổi thiếu việc làm, hoặc thời gian làm việc trong nông nghiệp ít, thời gian nhàn rỗi nhiều. Qua số liệu điều tra sơ bộ ở cơ sở, mỗi năm lực lượng lao động trong độ tuổi phải bỏ hoặc chuyển đi lao động thuê bên ngoài rất lớn. Tại xã Vĩ Thượng (Quang Bình) ước năm 2007 có tới 400 lượt thanh niên trong tuổi buộc đi làm thuê cho các cụm công nghiệp phía Nam. ở xã Vô Điếm cũng có tới 120 lượt/năm phải đi làm thuê. Và đại đa số lực lượng lao động trên đi làm lao động thủ công, thu nhập thấp và gần như không đủ chi phí bù đắp để tích lũy, tái sức lao động. Phần đa số lao động đi làm việc theo mùa vụ để giảm bớt và tăng thêm một phần thu nhập bù đắp thiếu hụt trong đời sống gia đình. ít có tương lai về nghề, về đời sống, thu nhập.


Nỗ lực ban đầu

Nỗ lực trong đào tạo nghề cho lực lượng lao động được thực hiện mạnh từ năm 2005 đến nay. Qua hơn 3 năm thực hiện, tỉnh ta đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 20% lực lượng lao động (số liệu năm 2007 của Sở LĐ - TBXH). Năm 2005, chúng ta đào tạo nghề cho 51.389 người; năm 2006 số lao động được đào tạo là 59.623 và năm 2007 đào tạo 75.643 người. Mục tiêu phấn đấu đào tạo nghề cho người lao động năm 2008 là 86 ngàn người. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2010, chúng ta tiến hành đào tạo nghề cho 110 ngàn người. Và đặc biệt là quan tâm đào tạo nghề cho lực lượng lao động thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ đến năm 2010 chiếm trên 14%, đưa mức lao động có tay nghề và sống bằng nghề đào tạo từ nay đến năm 2010 lên trên 25% so với mức bình quân dân số toàn tỉnh. Còn hết năm 2008 phấn đấu ở mức xấp xỉ 23% Nghĩa là năm 2008, lực lượng lao động được giải phóng việc làm thông qua nghề và đào tạo nghề trên 86 ngàn người. Để đạt được mục tiêu đó, Sở LĐ - TBXH đã cùng chính quyền các huyện, thị, chính quyền cơ sở đưa các lớp học nghề về tại địa phương để đào tạo, phối hợp với các trường: Dạy nghề, Trung tâm xúc tiến việc làm, Kinh tế - kỹ thuật... tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế. Các huyện, thị, mỗi huyện một cách làm, một cách giúp đỡ (kể cả vật chất, tài chính, mặt bằng) để tổ chức các lớp học nghề tại địa phương. Tiêu biểu là các huyện: Hoàng Su Phì, XínMần, Mèo Vạc, Đồng Văn, còn hỗ trợ thêm cả nguồn kinh phí đào tạo, giúp các lao động trong độ tuổi đào tạo nghề để giải quyết việc làm tại chỗ.

Song song việc đào tạo nghề cho lao động để giải quyết việc làm tại chỗ, tỉnh cũng đang có nhiều các giải pháp, cùng cơ chế, chính sách để thúc đẩy xuất khẩu lao động. Theo nghị quyết của tỉnh, mỗi năm sẽ phấn đấu xuất khẩu từ 1.000 - 1.500 lao động đi lao động ở nước ngoài. Kèm theo đó là giải pháp hỗ trợ vốn vay thông qua ngân hàng. Có những hình thức hỗ trợ lãi suất tiền vay (tùy từng địa phương) để cho người lao động vay vốn đi lao động. Đồng thời khuyến khích mọi tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào việc tìm kiếm thị trường, mở rộng đào tạo để xuất khẩu lao động, nhằm giải pháp tối đa sức lao động dư thừa để xóa đói, giảm nghèo, cải thiện các điều kiện sống cho mọi người dân.


Nguyễn Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gia đình Việt Nam đang biến động lớn
Đây là một phần nội dung trong kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 vừa được Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) công bố sáng nay.
27/06/2008
Chủ động phòng, chống lụt bão
(HGĐT)- Thiên tai hay diễn biến bất thường, ít theo quy luật nhất định, nếu chủ quan lơ là sẽ gánh chịu hậu quả khôn lường.
27/06/2008
Quản Bạ: Mưa lớn làm sạt trên 1km đường
(HGĐT)- Đêm 20, rạng ngày 21.6, do mưa lớn kéo dài, tuyến đường nối trung tâm huyện Quản Bạ với các xã Thanh Vân, Nghĩa Thuận và Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận đã bị sạt lở 1km.
25/06/2008
Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động hè cho trẻ em
(HGĐT)- Khi phượng nở đỏ sân trường báo hiệu mùa hè tới, các em học sinh tạm xa mái trường, xa lớp học thân yêu về nghỉ 3 tháng hè với gia đình. Đây là dịp để các em nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm miệt mài học tập. Vậy khi về với gia đình, sinh hoạt tại địa phương, các em có được sinh hoạt, vui chơi để thực sự có kỳ nghỉ hè bổ ích không?
23/06/2008
Tin đăng tuyển tài xế b2 tphcm hôm nay tại Vieclam24h