Hội Nghệ nhân dân gian xã Tân Bắc phát huy vai trò giữ gìn và bảo tồn vốn văn hóa truyền thống

07:59, 21/11/2013

HGĐT- Xã Tân Bắc (Quang Bình) là vùng quê có 10 dân tộc anh em cùng sống xen kẽ, trong đó dân tộc Pà Thẻn chiếm 47%. Bởi vậy vốn văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong xã luôn gắn liền với các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và văn hóa tâm linh như: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao, Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn...


Ngoài ra còn có các làn điệu dân ca dân vũ, hát giao duyên, hát cọi, hát si, hát lượn, các điệu múa dân gian của các dân tộc như Tày, Dao, Pà Thẻn... các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn, đi cà kheo, đánh yến... các làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo như công cụ lao động sản xuất, nghề đúc, nghề rèn, thêu thùa trang phục quần áo các dân tộc và món ăn truyền thống của các dân tộc.

 


Các nghệ nhân chuẩn bị cho ngày hội.


Để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tân Bắc. Hội Nghệ nhân dân gian trong xã với gần 50 người, đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động của Hội gắn với các quy ước, hương ước thôn bản và đem lại hiệu quả rõ rệt. Bởi vậy, uy tín, tiếng nói của hội viên được đông đảo nhân dân trong xã coi trọng và ủng hộ; các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng giảm dần, không còn hiện tượng ma chay linh đình, kéo dài ngày gây tốn kém; tình trạng cha ép cưới, xây dựng gia đình cùng huyết thống không còn xảy ra. Các lĩnh vực ngành nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển sâu rộng như nghề đan lát, nghề dệt thổ cẩm truyền thống...

 

Trao đổi với phóng viên, ông Phù Kim Chung, Trưởng ban vận động Hội Nghệ nhân dân gian xã Tân Bắc cho biết: Từ khi Hội Nghệ nhân dân gian của xã ra đời, các hội viên đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ban vận động Hội có 7 người, gồm 1 Trưởng ban, 1 Phó ban và 5 thành viên đều là những người có uy tín, am hiểu về các phong tục tập quán như: Văn hóa, văn nghệ, văn hóa tín ngưỡng, các ngành nghề truyền thống... và có khả năng truyền đạt vốn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình cho thế hệ sau này. Đặc biệt, từ khi đi vào hoạt động, với vai trò trách nhiệm, từng hội viên đã tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ những mặt tích cực và những tiêu cực trong xã hội, vì thế các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan đã giảm nhiều, khi có người ốm đau nhân dân chủ động đưa bệnh nhân đến trạm y tế, bệnh viện để khám, chữa bệnh kịp thời. Trong công tác hòa giải đã có sự phối hợp của hội viên với các tổ chức đoàn thể tại cơ sở, nhiều vụ mâu thuẫn xích mích như tranh chấp đất đai đã được giải quyết kịp thời. Đặc biệt, việc phân công cho các nghệ nhân phụ trách từng lĩnh vực nhằm rà soát những ngành nghề đang có chiều hướng bị mai một để có biện pháp giữ gìn và khôi phục; rà soát những hủ tục rườm rà, lạc lậu, mê tín dị đoan trong việc cưới, việc tang và lễ hội để có kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh; tổ chức truyền dạy nghề thuốc Đông y, may trang phục dân tộc cho thế hệ trẻ...

 

Chị Phù Thị Thiên, cán bộ văn hóa xã Tân Bắc cho biết: Hội Nghệ nhân dân gian hoạt động đã thu hút được sự tham gia đông đảo của mọi thành phần như: Thầy cúng, thầy tạo và các nghệ nhân dân gian. Tất cả các nghệ nhân của đồng bào dân tộc Pà Thẻn học truyền nghề đều truyền bằng miệng (vì không có chữ viết) vừa đảm bảo các nghề không bị mai một vừa giúp cho con cháu đời sau học được những tinh hoa văn hóa của cha ông để lại. Ví dụ: Nghề thầy cúng, cứ đến ngày 16 tháng 10 âm lịch hàng năm, thầy cúng tổ chức mở lớp dạy nghề cúng cho học trò mới. Đặc biệt thầy cúng truyền nghề cúng cho con cháu được xem như là trách nhiệm, học trò không phải đóng tiền học phí. Sau 3 năm học lý thuyết, thầy cúng làm lễ truyền nghề cho học trò trở thành một thầy cúng; Nghề truyền dạy các điệu hát dân ca giao duyên, những điệu múa bát, múa mừng cơm mới; Nghề thêu thổ cẩm làm nên những trang phục đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc...

 

Với đặc trưng vốn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Pà Thẻn, cộng với vai trò trách nhiệm của Hội Nghệ nhân dân gian trong xã, hy vọng rằng kho tàng văn hóa của đồng bào các dân tộc Pà Thẻn sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Sẽ có màn nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn với lượng người tham gia đông nhất từ trước tới nay”
HGĐT- Đó là thông tin của Giám đốc Sở VHTT&DL Hoàng Văn Kiên tiết lộ khi nói về Lễ khai mạc Tuần du lịch di sản văn hóa và công bố 5 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của tỉnh ta, diễn ra tại huyện Quang Bình vào tối23.11 tới đây.
31/10/2013
Tái hiện chợ nổi Nam Bộ và chợ vùng cao tại Hà Nội
Không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ và chợ vùng cao phía Bắc sẽ được tái hiện trong Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam".
29/10/2013
Vải lanh – sản phẩm văn hóa độc đáo trong đời sống người Mông ở Mèo Vạc
HGĐT- Nói đến người Mông ở Mèo Vạc là nói đến một cộng đồng dân tộc có nền văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc và có truyền thống từ lâu đời. Trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông, bên cạnh một số nét văn hóa đặc sắc thì có lẽ vải lanh là một sản phẩm đặc trưng, chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự độc đáo không thể pha trộn.
24/10/2013
Bí thư Tỉnh ủy thăm lớp truyền dạy kỹ năng thổi và múa khèn Mông
HGĐT- Ngày 22.10, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm lớp truyền dạy kỹ năng nghệ thuật thổi và múa khèn Mông do Sở VHTT&DL phối hợp với UBND huyện Đồng Văn tổ chức tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Cùng đi có đồng chí Ly Mí Lử, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Sèn Chỉn Ly,
23/10/2013