Mèo Vạc phấn đấu thành điểm sáng trong “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc”

07:56, 16/07/2013

HGĐT- Trong những trở lại đây, huyện Mèo Vạc đã và đang nỗ lực đưa Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” vào thực tiễn đời sống. Với việc phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của Hội Nghệ nhân dân gian đã mang đến những tín hiệu vui trong việc đưa huyện nghèo thành điểm sáng trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.



Lồng ghép các tiết mục văn hóa, văn nghệ vào các nội dung hoạt động được xem là cách làm hiệu quả trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay ở Mèo Vạc.

Trong ảnh:Tiết mục múa khèn, nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mông.


Với đặc thù là huyện núi đá, phân bố dân cư không đồng đều, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, Mèo Vạc có tới 17 dân tộc anh em chung sống, hoạt động tín ngưỡng đa dạng, mang đậm chất riêng của từng dân tộc. Do đó, giữ gìn, duy trì và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chung sức xây dựng NTM luôn được huyện Mèo Vạc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đồng chí Nguyễn Thị Chanh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mèo Vạc cho biết: “Bên cạnh những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn hiện nay vẫn còn tồn tại một số hoạt động mê tín, dị đoan như bói toán, ma chay dài ngày gây lãng phí về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng tiến bộ trong cộng đồng dân cư. Với việc xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động Hội nghệ nhân dân gian đã thực sự mang lại nhiều tín hiệu vui trong việc bản tồn các giá trị văn hóa truyền thống”. Với số lượng đông đảo các dân tộc đã mang lại cho Mèo Vạc một nét văn hóa đa sắc mầu mà không phải nơi nào cũng có. Đó là những Lễ hội độc đáo như: Lễ Cấp sắc, Cầu mùa của người Dao, Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông, Lễ hội Cầu mưa của người Lô Lô... Sự đa dạng bản sắc văn hóa còn được thể hiện qua kho tàng các làn điệu dân ca, hát giao duyên, múa khèn, các trò chơi như: đẩy gậy, đi cà kheo, đánh sảng, tung còn. Các làng nghề đúc rèn, đúc lưỡi cày, dao, dệt thổ cẩm, làm khèn Mông...

 

Theo đánh giá, trên địa bàn huyện Mèo Vạc các hoạt động văn hóa dân gian, các nghề truyền thống đều có khả năng phát triển bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó, huyện đã nỗ lực triển khai xây dựng mô hình “Hội Nghệ nhân dân gian”, từng bước nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là người dân về vai trò, tầm quan trọng của các nghệ nhân dân gian đối với việc duy trì, giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đến nay, toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn đã thành lập Hội Nghệ nhân dân gian với 740 hội viên. Đó là những người có uy tín, được nhân dân tín nhiệm, giỏi các nghề truyền thống, hiểu biết sâu sắc văn hóa văn nghệ dân gian của dân tộc. Đồng thời, có khả năng phát huy, truyền đạt vốn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình cho các thế hệ sau. Ngay sau khi đi vào hoạt động, các hội viên đã bước đầu góp phần tích cực, có hiệu quả trong công tác tuyền truyền, vận động nhân dân phát huy các vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp, bài trừ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh. Các Hội được thành lập và hoạt động gắn với việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn bản, dòng họ, góp phần lưu truyền cho thế hệ trẻ về lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, bước đầu mang lại hiệu quả nhất định trong việc xây dựng truyền thống văn hóa của dân tộc, xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn.

 

Qua thực tế cho thấy, việc thành lập Hội Nghệ nhân dân gian đã có tác động lớn đến tư tưởng, hành động của quần chúng nhân dân. Thông qua hoạt động của Hội đã góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân thông qua lễ hội, các hội thi văn hóa nghệ thuật đã vận động bà con nhân dân thực hiện tốt hương ước ở thôn bản. Đặc biệt trong thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng NTM như hiến đất làm đường, hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, XĐGN, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Với những hiệu quả thiết thực được thể hiện ngay trong đời sống người dân như tỷ lệ đói nghèo không ngừng giảm, mức sống ngày một nâng cao. Đến nay, nhiều hộ gia đình đã xóa được đói, giảm được nghèo, hàng năm thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng. Anh Hoàng Văn Pênh, Trưởng thôn Nà Trào, Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã Tát Ngà (Mèo Vạc) khẳng định: “Sau khi thành lập, các hội viên đã tích cực nâng cao trách nhiệm trong việc vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế. Đồng thời nhiệt tình tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ để tạo khối đoàn kết bền vững ngay từ các thôn. Có thể nói rằng, đời sống của bà con hiện nay đang ngày một ấm no, trong đó Hội Nghệ nhân dân gian đã góp một phần không hề nhỏ...”.

 

Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định văn hóa có vai trò “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT – XH”. Trên cơ sở hiệu quả hoạt động của Hội Nghệ nhân dân gian như hiện nay có thể vững tin vào sự đổi thay nhanh và bền vững trong đời sống của người dân Mèo Vạc. Cùng với đó, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp sẽ còn mãi với thời gian.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn tỉnh lần thứ II, năm 2013
HGĐT - Ngày 28.6, Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn tỉnh lần thứ II, năm 2013. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban
28/06/2013
Người đẹp Thanh Hóa đăng quang Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2013
Người đẹp đến từ tỉnh Thanh Hóa –Nguyễn Thị Ngọc Anh (SBD 04), dân tộc Kinh đã vượt qua 61 thí sinh để đăng quang ngôi vị Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2013 trong Đêm chung kết và Lễ đăng quang diễn ra tối 26-6 tại TP Hội An.
27/06/2013
Thí sinh Hoa hậu Dân tộc nổi bật trong Lễ hội đường phố Hội An
Các thí sinh Hoa hậu Dân tộc 2013 đã có trải nghiệm thú vị và làm nổi bật Lễ hội hành đường phố với với tên gọi “Sắc màu Festival Di sản Quảng Nam” vào ngày 22-6.
24/06/2013
Quản Bạ nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
HGĐT- Nằm ở “cửa ngõ” Cao nguyên đá, huyện Quản Bạ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc - nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử truyền thống. Với 14 dân tộc cùng chung sống, những năm gần đây, đồng bào ở Quản Bạ có sự kết tinh và du nhập nhiều loại văn hóa của nếp sống hiện đại nhưng không vì thế mà làm mai một nét bản sắc riêng của địa phương.
22/06/2013