Quản Bạ nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

09:39, 22/06/2013

HGĐT- Nằm ở “cửa ngõ” Cao nguyên đá, huyện Quản Bạ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc - nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử truyền thống. Với 14 dân tộc cùng chung sống, những năm gần đây, đồng bào ở Quản Bạ có sự kết tinh và du nhập nhiều loại văn hóa của nếp sống hiện đại nhưng không vì thế mà làm mai một nét bản sắc riêng của địa phương.


“Bức tranh” văn hóa đa sắc mầu:

Với gần 60% dân số là đồng bào dân tộc Mông, khoảng 14% là dân tộc Dao, dân tộc Tày chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác; đặc biệt Quản Bạ là địa phương duy nhất có dân tộc Bố Y (hiện chỉ còn gần 900 người và hầu hết sống tập trung ở xã Quyết Tiến). Các dân tộc có đời sống văn hóa, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và các lễ hội lớn như: Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng Tồng dân tộc Tày... Người Tày Quản Bạ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước tại các chân ruộng ở ven núi, sông và trồng trọt trên nương rẫy. Ngoài nghề nông, họ còn có thêm thu nhập từ các nghề thủ công như: đan lát, sản xuất nông cụ, mộc, làm đồ gốm, dệt vải...; họ sống trong những ngôi nhà sàn, lợp gianh hoặc cọ với nét trang phục độc đáo, chủ yếu là sắc chàm, phụ nữ chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Cộng đồng dân tộc Tày Quản Bạ có một kho tàng về các loại thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca... và những làn điệu lượn.

 


Để giữ gìn nghề trồng lanh dệt vải, các chị em tích cực truyền nghề cho thế hệ sau.

Trong ảnh: Lớp dạy nghề dệt lanh của phụ nữ thôn Đầu Cầu Hai, xã Cán Tỷ, (Quản Bạ).


Người Mông ở xã Lùng Tám tự hào là “cái nôi” của nghề trồng bông dệt vải. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt Lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp o­ng, cũng là nơi mà theo đồng bào “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên”... với nghề tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mềm mại ít nơi có được. Về Lùng Tám, Cán Tỷ hôm nay, vẫn nghe thấy tiếng thoi đưa lách cách của các mẹ, các chị và những cô gái ở tuổi cập kê... Bà Vàng Thị Duyên 72 tuổi, thôn Đầu Cầu Hai, xã Cán Tỷ cho biết: Người phụ nữ đảm đang phải là người biết quay sợi dệt thổ cẩm. Nhìn tấm thổ cẩm, người ta có thể đánh giá được đức tính của người ấy như thế nào. Trong số các con gái và cháu gái của bà, người nào cũng đều biết dệt thổ cẩm và đứa nào cũng tự tay dệt chăn, may áo... khi đi lấy chồng, được coi là nét văn hoá riêng của Quản Bạ.

 

Dân tộc Dao thôn Nặm Đăm thuộc nhóm Dao áo dài. Làng văn hoá du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm được du khách biết đến bởi những làn điệu dân ca, dân gian truyền thống như hát đối, hát giao duyên, hát đám cưới... cũng như các lễ hội tiêu biểu như lễ Cấp sắc, lễ cúng Cơm mới, lễ hội Cầu mùa v.v... Tại đây du khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn dân tộc địa phương do người dân tự chế biến. Ngoài ra người Dao ở đây còn có nghề thêu hoa văn trên trang phục dân tộc, tự may những bộ đồ với những nét hoa văn độc đáo được trang trí hài hoà trên quần áo của người phụ nữ, cùng với đồ trang sức bằng Bạc như hoa tai, vòng cổ, vòng tay, và khăn quấn đầu đã tạo nên sự duyên dáng khác biệt cho người phụ nữ dân tộc Dao.

 

Nỗ lực bảo tồn:

Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện Quản Bạ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng gắn liền quy hoạch phát triển KT-XH, chương trình xây dựng nông thôn mới và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Ông Nguyễn Tiến Hồng, Trưởng phòng Văn hoá huyện Quản Bạ cho biết: “Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc, trong giai đoạn vừa qua, huyện đã khôi phục được lễ hội Gầu Tào của đân tộc Mông, đang trùng tu nhà truyền thống của dân tộc Dao gắn với xây dựng nông thôn mới, xã nào cũng thành lập được đội văn nghệ. Đặc biệt các lễ hội của người Mông, Dao, Tày... đã được phục dựng lại và bước đầu tạo niềm tin đối với bà con ở đây, được người dân nhiệt tình tham gia”.

 

Trong xã hội ngày nay, việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa riêng cho các dân tộc được các cấp, ngành và địa phương quan tâm. Quản Bạ là một trong những nơi làm rất tốt công tác này, từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Không ai nghĩ Bác là lãnh tụ
Bác bắt tay Xtalin, bắt tay Mao Trạch Đông, bắt tay Phi ĐenCũng như khi bắt tay những người dân quê Bác Nói tiếng Pháp như người PhápNói tiếng Anh như người AnhTiếp người Pháp, người Anh, Bác nói bằng tiếng ViệtGiọng Nghệ An quê Bác gió Lào?
30/05/2013
Tuổi tám tư
Tuổi tám tư trời chưa cho chếtXếp vào khung, thuộc lứa cận giàTrên đời nhiều điều chưa biếtNgày ngày mở mạng ra tra.
30/05/2013
Ru mặt trời
Thôi.Về đi mặt trời ơi!Còn đâu nữa.Ta còn chi đâu nữaVầng trăng xẻ đôiMàn đêm sập cửaTa biết người không nỡ muốn rời xa
30/05/2013
Tục cướp vợ của người Mông trên quê hương núi đá Mèo Vạc
HGĐT- Khi những rừng đào trên cao nguyên núi đá Mèo Vạc khoe vẻ đẹp rực rỡ trong ánh nắng nhẹ nhàng của mùa xuân mới sắp đến với bà con dân tộc Mông, đây là thời khắc thiêng liêng, may mắn nhất, đó cũng là lúc tiếng khèn Mông vang vọng khắp núi rừng, nhắn nhủ nỗi lòng của chàng trai với cô gái. Khi người con trai quen biết, rồi đem lòng yêu thương, có ý định muốn lấy người
30/05/2013