Lễ hội Quỹa Hiéng - nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người Dao đỏ xã Hồ Thầu

15:54, 01/06/2018

BHG - Khi những thửa ruộng bậc thang chỉ còn trơ lại gốc rạ, thóc lúa chất đầy kho người Dao đỏ tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì tạm gác công việc đồng áng để tổ chức Lễ hội Quỹa Hiéng, hay còn gọi Lễ hội Qua tiết được tổ chức linh đình ở gia đình các Trưởng tộc, Trưởng họ vào dịp cuối năm để tạ ơn các thế lực siêu nhiên đã giúp con người trong lao động sản xuất và cầu mong được phù hộ cho một vụ mùa vụ bội thu sắp tới. Lễ hội Quỹa Hiéng xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong phạm vi các tộc họ, dần dần trở thành hoạt động văn hoá truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Dao đỏ.

Sài ông trình diễn nghi thức cúng trong Lễ hội Quỹa Hiéng trong Tuần Văn hóa du lịch Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì.
Sài ông trình diễn nghi thức cúng trong Lễ hội Quỹa Hiéng trong Tuần Văn hóa du lịch Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì.

Lễ hội Quỹa Hiéng gồm hai phần: Phần nghi lễ và phần hội. Phần nghi lễ được tiến hành vào ngày cuối cùng của năm cũ tại gian giữa của gia đình Trưởng tộc. Ngoài những vật phẩm quen thuộc như: Bánh trưng, bánh dầy, thịt lợn, thịt ga, người Dao đỏ còn chuẩn bị các vật phẩm dùng để dâng cúng là gạo, rượu, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, vòng bạc, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến.

Người Trưởng tộc chỉ đạo con cháu lập 3 đàn lễ gồm: Đàn lễ Bứa Hiéng thờ tông tộc được lập ngay dưới bàn thờ tổ tiên; Đàn lễ Sáng Chà Phin được lập bên trái đàn thứ nhất có vai trò cúng tế thế giới thần linh và tổ tiên của nghề thầy cúng; Đàn lễ Sám Háng là mâm cúng các linh hồn của những người khi sống không nhà không cửa, được lập phía trước bên tay phải bàn thờ tổ tiên. Sau khi cả 3 đàn lễ sắp xong thì nghi lễ được tiến hành. Thầy cúng (tức Sài ông) là người điều hành buổi lễ và quyết định sự thành công của cả lễ hội. Ngoài trang phục truyền thống theo mẫu chung của người Dao đỏ, thầy cúng còn phải mang theo những đồ vật đặc biệt dùng để hành lễ.

Một phần rất được mong chờ trong Lễ hội Quỹa Hiéng của người Dao đỏ xã Hồ Thầu là trò nhảy lửa. Ngọn lửa mang những giá trị tâm linh lớn lao, lửa thắp sáng tâm trí con người, xua tan tăm tối của tạo hóa và tâm hồn. Trò nhảy lửa có sức cuốn hút đặc biệt bởi nó thể hiện khả năng chế ngự thiên nhiên của con người thông qua việc chế ngự ngọn lửa, đồng thời thể hiện lòng quả cảm của các chàng trai người Dao. Thầy cúng niệm thần chú để xin cho lửa lành như là nước, tro hiền như là cát để các chàng trai chân trần có thể “tắm lửa” mà không bị bỏng. Thời điểm thầy cúng kết thúc bài cúng cũng là lúc các chàng trai tham gia nhảy lửa toàn thân run lên rồi lao vào đám lửa đang rực cháy. Họ lấy chân gạt đống than ra thành một bãi rộng và quỳ xuống dùng tay bốc đống tro than nóng bỏng lên đầu lên thân. Các chàng trai quả cảm tắm mình trong lớp tro đỏ rực tạo ra một màn trình diễn độc đáo, khiến tất cả người xem phải thán phục. Ngoài ra, trong Lễ hội Quỹa Hiéng còn diễn ra một số trò chơi khác như trò giữ gậy, múa bắt ba ba, trò chỉ ngón tay,… Khi mọi nghi lễ hoàn thành, thầy cúng thắp hương cảm tạ tổ tiên một lần nữa rồi hóa vàng, mọi người quây quần bên mâm cơm để chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

Qua Lễ hội Quỹa Hiéng, người Dao đỏ tin tưởng rằng, tất cả những điều xấu xa, ma quỷ sẽ bị loại trừ, họ nhận được sự che chở của thần linh và cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc. Trong cuộc sống hiện đại với sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ, người Dao đỏ xã Hồ Thầu vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của mình, bao gồm cả Lễ hội Quỹa Hiéng. Ngoài ý nghĩa tâm linh và vui chơi, Lễ hội Quỹa Hiéng còn góp phần gắn kết cộng đồng và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người ghi nhớ nguồn cội của mình; các trò chơi góp phần rèn luyện sức khỏe và lòng dũng cảm để người Dao đỏ có thể chinh phục thiên nhiên và xây dựng bản làng giàu đẹp. Với những giá trị văn hóa đặc sắc, năm 2015, Lễ hội Quỹa Hiéng của đồng bào người Dao đỏ xã Hồ Thầu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bài, ảnh: Trần Mai (Sinh viên thực tập)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bí thư Thành ủy Trần Mạnh Lợi dự Tết Thiếu nhi 1.6 tại Trường Mầm non Phương Thiện

BHG - Sáng 28.5, Trường Mầm non Phương Thiện (thành phố Hà Giang) tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 và chia tay các bé 5 tuổi ra trường. Đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Giang và đại diện một số phòng, ban chuyên môn của thành phố; lãnh đạo xã Phương Thiện cùng đông đảo phụ huynh dự, vui Tết Thiếu nhi cùng nhà trường…

31/05/2018
​Trường Mầm non Hoa Lan tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 và chia tay các cháu mẫu giáo 5 tuổi

BHG - Sáng 30.5, Trường Mầm non Hoa Lan (thành phố Hà Giang) đã tổ chức Tết Thiếu nhi và chia tay các cháu mẫu giáo 5 tuổi lên lớp 1. Tham dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Thường trực UBND thành phố Hà Giang; lãnh đạo phường Minh Khai và cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh…

31/05/2018
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tặng quà Tết Thiếu nhi tại Trường Mầm non Phương Thanh (TP Hà Giang)

BHG - Chiều 30.5, Trường Mầm non Phương Thanh, xã Phương Thiện (TP Hà Giang) tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 và chia tay các bé 5 tuổi. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND TP Hà Giang và đại diện một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

31/05/2018
Tháng Năm mùa hoa phượng - Mùa chia tay tuổi học trò

BHG - Tháng Năm, khi nắng hè trải vàng trên khắp các tuyến phố, những tiếng ve ngân nga hòa cùng tiếng trống trường… cũng là thời điểm hoa phượng vĩ bừng lên sắc thắm. Hoa phượng thường gắn với tuổi học trò, mùa hoa phượng nở cũng là mùa tuổi học trò chia tay nghỉ hè và chuyển lớp, chuyển cấp. Giữ nắng hè oi ả, các cô, cậu học trò vừa gấp rút ôn bài vừa bâng khuâng trao nhau những dòng lưu bút viết vội. Mùa hè đến in dấu tháng năm của tuổi học trò, những kỷ niệm để rồi ngày chia tay là những giọt nước mắt và những cái ôm thật chặt… Tất cả mãi trở thành ký ức không thể nào quên.

30/05/2018