Họp trực tuyến chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”

14:25, 16/03/2022

BHG - Sáng 16.3, Tổng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp & PTNT) phối hợp với các bộ, ngành và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức cuộc họp trực tuyến với Sở Nông nghiệp & PTNT và các sở, ngành liên quan nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”.

Đại biểu các sở, ngành dự cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu của tỉnh.
Đại biểu các sở, ngành dự cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu của tỉnh.

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vốn vay Ngân hàng Thế giới được triển khai tại tỉnh Hà Giang từ năm 2016. Chương trình gồm 3 hợp phần: Cấp nước nông thôn, vệ sinh nông thôn và nâng cao năng lực truyền thông, giám sát, đánh giá.
Đến năm 2021, các chỉ tiêu, chỉ số giải ngân của chương trình đã được tỉnh thực hiện cơ bản hoàn thành. Trong đó, về hợp phần cấp nước nông thôn, năm 2020 tỉnh đã triển khai đạt 97% mục tiêu kế hoạch giao về đấu nối cấp nước mới, lũy kế hết năm 2021 đạt 100,3% kế hoạch; dự kiến đưa vào kiểm đếm cấp nước bền vững 25 công trình, với hơn 5.500 đầu nối cấp nước bền vững; thực hiện, bàn giao và đưa vào sử dụng 114 công trình cấp nước và sinh hoạt cho các trường học, đạt 100% kế hoạch. Về hợp phần vệ sinh nông thôn đã hoàn thành 60 công trình cấp nước và vệ sinh cho trạm y tế. Hoàn thành và xác minh kết quả 35/35 xã đạt tiêu chí “Vệ sinh toàn xã”, hỗ trợ xây dựng nhà tiêu mới cho 4.828/5.150 hộ dân tại 35 xã, đạt 93,74% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, sở, ngành liên quan thực hiện nâng cao năng lực, truyền thông cho các cán bộ và người dân; kiểm soát chất lượng nước theo quy định.

Trao đổi tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá cao về tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện chương trình hoàn thành trước kế hoạch, đáp ứng nhu cầu của người dân tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời, dành nhiều thời gian thảo luận về vấn đề liên quan đến công tác quản lý, vận hành và giải pháp duy tu bảo dưỡng công trình cấp nước sau đầu tư; công tác vệ sinh nước uống trong trường học; hoạt động tham vấn cộng đồng; tăng cường hoạt động truyền thông, vận động… Qua đó, nhằm phát huy hiệu quả chương trình tại địa phương.

Tin, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 57 của Ban Bí thư
BHG - Sáng 16.3, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đến cấp huyện quán triệt Quy định số 57 của Ban Bí thư về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị. Đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại biểu các bộ, ngành T.Ư; lãnh đạo các tỉnh, thành tại các điểm cầu. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.
16/03/2022
Bắc Mê chú trọng công tác phát triển đảng viên
BHG - Những năm qua, công tác phát triển đảng viên (PTĐV) tại huyện Bắc Mê gặp không ít khó khăn. Nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, Huyện ủy Bắc Mê luôn coi trọng công tác PTĐV là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; cấp ủy các cấp trên địa bàn đã quan tâm chỉ đạo sát sao, thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo nguồn đảng viên (ĐV) đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và đảm bảo tính kế cận, lâu dài.
16/03/2022
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
BHG - Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng ta chính thức đưa vào văn kiện Đại hội VII của Đảng, trong đó nêu rõ: Quốc hội cần hướng vào việc thực hiện hai yêu cầu cơ bản: Một là xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luật pháp đồng bộ đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển KT-XH và quản lý mọi mặt xã hội văn minh, tiến bộ; hệ thống pháp luật đó là cơ sở bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, là một nhân tố trọng yếu làm cho các quan hệ xã hội của chúng ta trở nên lành mạnh hơn. Hai là, bảo đảm quyền lực và hiệu lực trên thực tế của Quốc hội, do Hiến pháp quy định.
16/03/2022
Kiềm chế lạm phát trước thách thức mới
Kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19 thì lại tiếp tục đối mặt với những thách thức mới: Giá nguyên, nhiên liệu, vật tư đầu vào của sản xuất tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian qua, gây ra áp lực lạm phát rất lớn. Hiện các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đang chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022...
16/03/2022