Mỗi ngày có hơn 20 nghìn trẻ em gái bị cưỡng ép kết hôn

14:46, 12/10/2017

Ngân hàng thế giới (WB) và tổ chức nhân đạo toàn cầu Save the Children xác nhận trong một báo cáo, tại các quốc gia cấm tảo hôn, hằng năm vẫn có khoảng 7,5 triệu bé gái bị cưỡng ép kết hôn. Hơn 20% trong số này là tại Tây Phi và Trung Phi, nơi xảy ra khoảng 1,7 triệu trường hợp tảo hôn mỗi năm. Đây là khu vực có tỉ lệ tảo hôn cao nhất thế giới.

Koulsoumi (14 tuổi) chạy trốn bạo lực tại CH Trung Phi và xin tị nạn cùng gia đình tại Cameroon, tháng 10-2016. (Ảnh: Reuters)
Koulsoumi (14 tuổi) chạy trốn bạo lực tại CH Trung Phi và xin tị nạn cùng gia đình tại Cameroon, tháng 10-2016. (Ảnh: Reuters)

Cũng theo báo cáo trên, gần 100 triệu trẻ em gái trên khắp thế giới không được luật pháp bảo vệ trước nạn tảo hôn. Các con số này đã bộc lộ những thách thức trong việc thực thi luật chống tảo hôn trong bối cảnh người dân vẫn sinh hoạt theo tập tục địa phương và tục lệ tôn giáo.

“Luật chống tảo hôn là biện pháp quan trọng đầu tiên. Hàng triệu bé gái sẽ tiếp tục gặp nguy hiểm trừ khi nạn tảo hôn được giải quyết... Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ của các cộng đồng địa phương để có thể chấm dứt thực trạng này”, người đứng đầu tổ chức Save the Children Helle Thorning-Schmidt cho biết trong một thông cáo.

Tảo hôn không chỉ cướp đi quyền được đến trường và nhiều cơ hội cơ hội khác của trẻ em gái mà còn làm tăng nguy cơ tử vong hoặc sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các em sinh con khi cơ thể chưa phát triển toàn diện. Ngoài ra, tảo hôn cũng đẩy trẻ em gái rơi vào cảnh bạo lực tình dục và bạo lực gia đình.

Tình trạng đói nghèo thường là nguyên nhân dẫn tới nạn tảo hôn. Theo đó, các bậc phụ huynh thường ép con gái phải kết hôn sớm để giảm gánh nặng cho gia đình. Tại một số cộng đồng, tảo hôn được coi là một cách để tránh xảy ra việc các bé gái quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Trong tháng 6 vừa qua, WB cho rằng, chấm dứt nạn tảo hôn sẽ làm giảm gia tăng dân số, đẩy mạnh cơ hội học tập và kiếm sống của trẻ em gái.

Theo Nhân Dân điện tử



 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên Hợp Quốc đề xuất giúp giải quyết khủng hoảng người Kurd ở Iraq

Liên Hợp Quốc sẵn sàng đứng ra làm trung gian giải quyết vấn đề căng thẳng hiện nay tại Iraq liên quan việc người Kurd trưng cầu ý dân đòi độc lập.

29/09/2017
Nhật Bản chính thức công bố giải tán Hạ viện

Văn bản giải tán Hạ viện sẽ được trình Nhật Hoàng phê duyệt trước. Sau đó, Chủ tịch Hạ viện sẽ tuyên bố giải tán Hạ viện.

28/09/2017
Khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Châu Âu đứng ở vị trí nào?

Về mặt chiến lược, cả chính trị và kinh tế, khủng hoảng Triều Tiên liên quan mật thiết đến quyền lợi của Liên minh châu Âu.

27/09/2017
Myanmar bác bỏ cáo buộc của Liên Hợp Quốc về cuộc khủng hoảng Rakhine

Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc hôm 25/9 bác bỏ một số bình luận của Liên Hợp Quốc về tình hình tại bang Rakhine của nước này.

26/09/2017