Sẵn sàng ứng phó thiên tai

10:27, 09/04/2024

BHG - Trong tháng 3 vừa qua, dù chưa bước vào mùa mưa, bão nhưng tỉnh ta đã hứng chịu đợt dông lốc, mưa đá xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu, ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra hàng chục đợt thiên tai, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, năm 2023 tỉnh ta xảy ra 11 đợt thiên tai (1 đợt hạn hán; 2 đợt rét đậm, rét hại; 9 đợt mưa lớn, dông lốc, sét đánh) làm 5 người chết, 6 người bị thương, 924 nhà ở bị thiệt hại (30 nhà bị sập đổ, cuốn trôi hoàn toàn; 13 nhà có nguy cơ sạt lở cần phải di rời; 28 nhà phải di chuyển khẩn cấp; 694 nhà bị hư hỏng phần mái; 159 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất, đá và ngập úng). Ngoài ra, thiên tai khiến trên 7.264 ha cây trồng bị thiệt hại (357,3 ha lúa, mạ; trên 6.792 ha ngô, lạc và rau màu; 5,95 ha cây công nghiệp và ăn quả; 86,9 ha cây lâm nghiệp; 22,4 ha đất ruộng bị vùi lấp, xói lở), 95,2 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 19 chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng; 33 con trâu, bò, 90 con lợn, dê và 817 con gia cầm bị chết… Tổng thiệt hại trên 514 tỷ đồng.

Mưa đá xảy ra tại xã Sủng Cháng (Yên Minh) trong tháng 3 vừa qua.
Mưa đá xảy ra tại xã Sủng Cháng (Yên Minh) trong tháng 3 vừa qua.

Để ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh đã ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ điều hành ứng phó thiên tai với 27 trạm đo mưa tự động đã được lắp đặt; hoàn thành 527 biển cảnh báo thiên tai tại các ngầm tràn và khu vực nguy cơ sạt lở, lũ lớn; hỗ trợ các địa phương chủ động sơ tán dân và triển khai các phương án ứng phó ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; xây dựng 12 mô hình chống sét cho các hộ dân và mở 7 lớp tập huấn tuyên truyền với 420 người tham gia; 193/193 xã, phường, thị trấn đã thành lập, kiện toàn các tổ, đội xung kích phòng, chống thiên tai; tổ chức 2 cuộc diễn tập phòng, chống thiên tai cấp huyện, 11 cuộc cấp xã; hoàn thành hệ thống thông tin quản lý giám sát dự báo, cảnh báo thiên tai đưa vào sử dụng; các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên đăng tải, tuyên truyền dự báo tình hình khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai trên các kênh thông tin...

Khi xảy ra thiên tai, các địa phương đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, triển khai hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân, di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu cần cứu trợ và hỗ trợ người dân, các công trình phúc lợi, hạ tầng giao thông khắc phục tạm thời những thiệt hại ban đầu...

Dù ngày càng có sự chủ động nhưng công tác phòng, chống thiên tai vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Vẫn còn trường hợp người chết, người bị thương do thiên tai; nhiều gia đình chủ quan, chưa có ý thức tự chủ động trong phòng, tránh thiên tai, nhất là các hộ dân tại các khu vực có nguy cơ cao. Dù đang trong những tháng đầu của năm, chưa bước vào mùa mưa, bão nhưng chỉ trong trong 3 ngày từ 27 – 29.3 vừa qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra những đợt mưa dông, gió lốc, mưa đá khiến 2.812 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó: 41 nhà bị sập hoàn toàn, hư hỏng nặng; 770 nhà bị tốc mái hoàn toàn; trên 1.300 chuồng trại chăn nuôi bị tốc mái, hư hỏng; 287ha ngô bị thiệt hại, từ 30% trở lên; 7 trường học, 11 điểm trường bị thiệt hại (tốc mái, sập đổ tường) ; một số công trình phúc lợi, cột điện… bị hư hỏng. Ước tổng thiệt hại khoảng 18 tỷ đồng.

Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong năm 2024 thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường, cực đoan với tần suất và cường độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về PCTT&TKCN năm 2024 với những dự báo các hình thái thiên tai có thể xảy ra; đề ra giải pháp phòng, chống, khắc phục và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và các huyện, thành phố sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Bài, ảnh:  DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa giá rét
BHG - Nhiều năm qua, nguồn thu từ chăn nuôi đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT – XH của địa phương. Vì vậy, việc đảm bảo cho đàn vật nuôi phát triển ổn định là nhiệm vụ quan trọng được huyện Bắc Mê tập trung thực hiện, đặc biệt là vào thời điểm giá rét.
30/01/2024
Trên 1.300 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa đá tại các huyện phía Bắc

BHG - Chiều tối ngày 28.3, do ảnh hưởng của mây đối lưu phát triển mạnh đã gây mưa rào và dông, lốc, kèm mưa đá tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc gây thiệt hại nhiều tài sản của nhân dân.

29/03/2024
Chủ động phòng, chống rét cho đàn vật nuôi
BHG - Những ngày này, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ xuống thấp, xảy ra rét đậm rét hại ở nhiều địa phương trong tỉnh. Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế gia đình cùng với công tác chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyền của ngành chức năng các hộ chăn nuôi trên địa bàn đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
28/01/2024
Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các nhà máy thủy điện
BHG - Hiện nay, toàn tỉnh có 36 nhà máy thủy điện lớn, vừa và nhỏ, đây là những công trình công nghiệp có quy mô lớn và tính chất đặc thù với nhiều máy móc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao trong quá trình vận hành, quản lý; cùng với đó là những yêu cầu khắt khe về điều kiện an toàn lao động và đặc biệt là an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
28/01/2024