Những cựu chiến binh tiên phong diệt "giặc nghèo" ở Tân Thành

10:40, 06/09/2018

BHG - Sau những năm tháng tham gia quân ngũ, trở về cuộc sống đời thường, những người lính năm xưa vẫn luôn phát huy bản chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ; họ không quản khó khăn gian khổ, tích cực lao động, sản xuất; từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Đó là những cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Bá Quyết (thôn Ngần Trung), Nguyễn Đình Long (thôn Tân Tiến), xã Tân Thành (Bắc Quang) đã lựa chọn những cây, con phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Trên bước đường thoát nghèo bền vững ấy, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD) huyện Bắc Quang đã luôn đồng hành cùng họ suốt nhiều thập kỷ.

Nuôi nhím giúp gia đình CCB Nguyễn Bá Quyết (bên phải) nâng cao thu nhập.
Nuôi nhím giúp gia đình CCB Nguyễn Bá Quyết (bên phải) nâng cao thu nhập.

Các CCB Nguyễn Bá Quyết (sinh 1955), Nguyễn Đình Long (sinh 1964) đều có chung quê hương Thái Bình. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, họ sẵn sàng rời mái ấm gia đình, hăng hái lên đường nhập ngũ, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Năm 1972, ông Quyết trở thành lính thông tin của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 577, Quân khu 5. Với sự hoạt bát, mưu trí, dũng cảm; ông đã cùng đồng đội giữ vững “mạch máu” thông tin trong chiến đấu của đơn vị, tại chiến trường miền Trung; chuẩn bị cho thành công của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Rời quân ngũ sau hơn 4 năm góp sức phụng sự Tổ quốc lúc lâm nguy; năm 1994, theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước, ông Quyết cùng gia đình lên khai hoang, lập nghiệp tại xã Tân Thành. Còn chàng trai Nguyễn Đình Long, năm 1984 nhập ngũ, trở thành lính pháo binh của Đại đội 3, Tiểu đoàn 18, Trung đoàn 673, Quân đoàn 2, bảo vệ biên giới phía Bắc. Sau thời gian ngắn đóng quân, anh được đơn vị cử đi học lớp Sơ cấp Quân y tại Trường Hậu cần Quân đoàn 2. Với thành tích rèn luyện, học tập xuất sắc của mình; anh được giữ lại làm Quân y Hiệu bộ của trường, trở thành “hạt nhân” có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân. Năm 1987, anh được xuất ngũ và lựa chọn vùng quê Tân Thành để an cư, lạc nghiệp…

CCB Nguyễn Đình Long (bên phải) chia sẻ với khách về kỹ thuật trồng và chăm sóc phong lan.
CCB Nguyễn Đình Long (bên phải) chia sẻ với khách về kỹ thuật trồng và chăm sóc phong lan.

Bước sang thời bình, CCB Nguyễn Bá Quyết, Nguyễn Đình Long lại hăng hái diệt “giặc nghèo”. Vượt qua “vạn sự khởi đầu nan” khi lập nghiệp tại vùng đất mới, họ đều trở thành những gương sáng trong lao động, sản xuất và vươn lên thoát nghèo bền vững ở cơ sở. Giờ đây, ở tuổi 63, ông Quyết đã sở hữu vườn quế trên 300 cây và nhiều diện tích rừng trồng trám Đen, trám Vàng, sưa Đỏ và 2,6 ha chè kinh doanh. Không chỉ có kinh tế vườn, rừng cho gia đình ông có thêm thu nhập, mà ông còn đầu tư nuôi nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Nhím, rùa, ba ba, lợn, bò... Từ 23 con nhím sinh sản, có thời điểm, gia đình ông nuôi đến gần 100 nhím thịt. Khi xuất bán, mỗi con nặng từ 10 – 15 kg và có giá trên 200.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, dù chưa đến thời điểm xuất bán, nhưng hiện nay, trên thị trường, rùa giống cũng có giá trị hàng chục triệu đồng/kg; giúp ông sở hữu khoản thu nhập không hề nhỏ. Chia sẻ về những thành quả trên, ông Quyết cho biết: Gia đình tôi được tiếp cận nguồn vốn vay của PGD huyện Bắc Quang ngay từ khi mới lập nghiệp. Nguồn vốn được giải ngân đúng thời điểm mình cần để đầu tư cây, con giống và mở rộng quy mô sản xuất; có thu nhập, chất lượng cuộc sống được nâng cao mới thấy giá trị. Hiện, gia đình tôi còn vay Ngân hàng 40 triệu đồng để giải quyết việc làm”…

Trong phát triển kinh tế, nếu như CCB Nguyễn Bá Quyết mạnh về vật nuôi, thì CCB Nguyễn Đình Long lại tập trung phát triển kinh tế vườn rừng, cây ăn quả và kinh doanh hoa, cây cảnh. Cách đây nhiều năm, khi được giải ngân nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ PGD huyện Bắc Quang; ông Long đầu tư trồng bồ đề và chăm sóc rừng keo với diện tích 5 ha. Năm 2015, rừng keo đến chu kỳ khai thác, giúp gia đình ông có thêm khoản thu hàng trăm triệu đồng. Có vốn, ông Long đầu tư trồng, chăm sóc vườn cam Vinh, gỗ mít và kinh doanh nhiều loại hoa, cây cảnh; từ Tùng kim, Tùng La hán, Đào hoa Mộc, Hải đường, phong lan… Ông Long cho biết: “Hiện, gia đình tôi có trên 100 cây mít, không chỉ cho thu nhập từ quả mà còn cho khai thác gỗ; đặc biệt, chất lượng gỗ mít rất được thị trường ưa chuộng”. Cùng với đó, ông còn sở hữu những cây Tùng, những giò phong lan trị giá gần chục triệu đồng. Không những vậy, ông còn đầu tư trồng 1 ha cam Vinh, ước sản lượng năm 2018 đạt trên 10 tấn quả. Chia sẻ thêm về những thành công này, ông Long không giấu được niềm vui: Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ PGD huyện Bắc Quang, đã giúp gia đình tôi từng bước tạo dựng cơ ngơi khang trang và nuôi 3 con học chuyên nghiệp, giờ đều đã trưởng thành…

Từ những điển hình trên có thể thấy: Tuy mỗi người đều có suy nghĩ và cách làm khác nhau, song phương thức diệt “giặc nghèo” của những CCB này chính là phép cộng của niềm đam mê; sự lựa chọn những loại cây, con phù hợp và có thêm nguồn vốn hỗ trợ từ phía ngân hàng để tạo nên thành công. Đặc biệt, họ đã phát huy tốt bản lính bộ đội Cụ Hồ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thử thách trong cuộc sống để vươn lên phát triển kinh tế. Đều xuất phát từ những hộ nghèo, xong họ đều có chung mục đích là xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho gia đình và xã hội. Giờ đây, gia đình CCB Nguyễn Bá Quyết đã vươn lên thoát nghèo bền vững; còn gia đình CCB Nguyễn Đình Long trở thành hộ giàu của xã – Chủ tịch Hội CCB xã Tân Thành Trịnh Minh Khương cho biết.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc: Gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn

BHG - Ngày 30.8, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn. Đến dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. Hội doanh nghiệp huyện Mèo Vạc hiện có 51 hội viên, trong đó có 21 Công ty TNHH 1 thành viên và 30 HTX. Trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 92,2 tỷ đồng, trong đó có trên 90 tỷ từ thủy điện. 

31/08/2018
Người dân thôn Mua Lài Lủng sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng

BHG - Thôn Mua Lài Lủng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) có 56 hộ thì có tới 35 hộ nghèo. Những năm qua, xã Pải Lủng đã quyết liệt chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cán bộ phụ trách xuống từng thôn, bản tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) một cách hiệu quả. Thay vì trước đây, tiền chi trả DVMTR được chia cho từng hộ thì nay người dân đã dành để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như: Nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn...

 

31/08/2018
Trưởng thôn gương mẫu, làm kinh tế giỏi

BHG - Gần 7 năm làm Trưởng thôn Xuân Phú, xã Yên Hà (Quang Bình), ông Hoàng Văn Nguyên luôn được bà con trong thôn và cán bộ xã tín nhiệm. Mọi người biết đến ông không chỉ là Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, mà còn là người gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo vươn lên làm giàu tại quê hương.

 

31/08/2018
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030

BHG - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 956/QĐ-TTg, ngày 2.8.2018 về Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030. Theo Quyết định, Thủ tướng nêu rõ, phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon phù hợp với Chiến lược khoáng sản, quy hoạch phát triển KT-XH các địa phương; đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững; củng cố công tác QP-AN; đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và dân cư trong vùng có dự án. 

31/08/2018