Ngân hàng góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn

08:55, 26/04/2016

BHG - Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn (NNNT) phát triển là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển KT - XH của các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Xác định rõ mục tiêu này, trong thời gian qua ngành ngân hàng tỉnh ta đã kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Năm 2016, ngành ngân hàng tiếp tục tập trung ưu tiên vốn cho vay NNNT, đảm bảo 100% các khách hàng đủ điều kiện vay và có nhu cầu đều được đáp ứng vốn vay đầy đủ, kịp thời.

Một buổi giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quang Bình tại xã Xuân Minh.
Một buổi giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quang Bình tại xã Xuân Minh.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, nền kinh tế  NNNT của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; góp phần hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Trong đó, ngành Ngân hàng đã có những đóng góp thiết thực. Năm 2016, tỉnh ta xác định là năm có nhiều nhiệm vụ lớn, là năm tập trung cao vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất, cùng với các địa phương khác trong cả nước tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Do đó, tỉnh ta đã tập trung lãnh,  chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng Nông thôn mới, tạo sự bứt phá trong NNNT... Và sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của ngành Ngân hàng là yếu tố quan trọng để tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu này.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang cho biết, đến nay hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) đều đẩy mạnh mở rộng mạng lưới về địa bàn nông thôn. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lĩnh vực NNNT tỉnh phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có 6 ngân hàng cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng, 8 TCTD. Đặc biệt, Ngân hàng NN và PTNT (Agribank) đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người dân các địa phương trong tỉnh triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới. Một trong những lợi thế mà ngành ngân hàng đang thực hiện là phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể ở nông thôn trong việc hình thành, củng cố và duy trì hoạt động các tổ vay vốn của ngân hàng. Theo báo cáo của Chi nhánh Agribank tỉnh, đến 31.3.2016, tổng nguồn vốn huy động được 3.059 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 2.805 tỷ đồng, với 21.574 khách hàng, trong đó: dư nợ cho vay NNNT trên 2.497 tỷ đồng, với 19.463 khách hàng; dư nợ cho vay theo Nghị quyết 47 trên 6.788 triệu đồng, với 57 khách hàng;  dư nợ cho vay Chương trình xây dựng Nông thôn mới 1.562,9 tỷ đồng, với 14.127 khách hàng.

Thực tế những năm qua cho thấy, sự liên kết này đã thu được những kết quả rất tích cực. Mạng lưới Tổ vay vốn của Agribank và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được coi là “những cánh tay vươn dài” theo mô hình xã hội hóa hoạt động ngân hàng với hàng ngàn Tổ vay vốn tiết kiệm... Việc các tổ vay vốn tham gia vào một số khâu trong quá trình cho vay đã làm giảm bớt sự quá tải cho cán bộ tín dụng, tổ vay vốn cùng ngân hàng giám sát việc sử dụng đúng mục đích vốn vay, làm tăng hiệu quả tín dụng. Do đó ngân hàng thu hồi được nợ đầy đủ, đúng hạn, nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống được nâng cao. Đây được coi là giải pháp tốt để mở rộng mạng lưới ngân hàng tại địa bàn nông thôn. Sự hợp tác có hiệu quả giữa ngân hàng với chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở là mô hình xã hội hóa hoạt động ngân hàng trên địa bàn nông thôn, được sự đồng tình cao của nông dân.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang cho biết: “Nhu cầu vay vốn sản xuất của nông dân là rất lớn. Vì vậy thời gian qua ngành ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP và nay là Nghị định 55/2015/NĐ-CP; xây dựng, mở rộng mạng lưới các tổ, nhóm cho vay khơi thông nguồn vốn để nông dân tiếp cận, phát triển sản xuất”. Đến nay, Agribank Chi nhánh Hà Giang đã giải ngân cho hàng ngàn tổ vay vốn tại các thôn, xóm, đội sản xuất với doanh số hàng ngàn tỷ đồng. Trong đó, vốn của ngân hàng tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như cho vay chi phí sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng tỉnh ta sẽ tiếp tục tập trung mạnh cho NNNT, tập trung ưu tiên vốn cho vay NNNT đảm bảo 100% các khách hàng đủ điều kiện vay và có nhu cầu đều được đáp ứng vốn vay đầy đủ kịp thời... Thực tế triển khai cho vay NNNT ở tỉnh ta trong thời gian qua cho thấy, chính việc tiếp cận khách hàng khu vực NNNT có nhiều thay đổi đã giúp ngân hàng mở rộng được địa bàn. Hồ sơ, thủ tục cho vay NNNT không ngừng được cải tiến, đơn giản, thuận tiện phù hợp với đặc thù của khách hàng ở khu vực nông thôn. Theo đó, các TCTD trên địa bàn đã liên tục cải tiến hồ sơ, thủ tục cho vay, áp dụng các sản phẩm tín dụng mới, nhất là đối với hộ nông dân theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vay như giải ngân, thu nợ vào một ngày cố định trong tháng tại địa bàn sinh sống để khách hàng không phải mất thời gian đến trụ sở ngân hàng ở huyện giao dịch.

Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho rằng: Chất lượng cho vay lĩnh vực NNNT những năm qua luôn ở mức an toàn, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, nợ tổn thất không đáng kể. Có được điều đó, bên cạnh nỗ lực của ngân hàng thì việc sử dụng hiệu quả đồng vốn đã giúp người dân kinh doanh tốt nên trả nợ ngân hàng đúng hạn. Đồng thời, trong quá trình vay từ khâu thẩm định đến giám sát sử dụng vốn vay và thu nợ đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các tổ vay vốn.

Có thể nói, những kết quả về cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng của ngành Ngân hàng tỉnh ta những năm qua đã góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển NNNT của tỉnh, nhất là giai đoạn 2010 – 2015. Đặc biệt góp phần tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn mới. Với những kết quả đạt được, chắc chắn rằng trong những năm tới ngân hàng tiếp tục là “cầu nối”, “tiếp sức” cho người dân phát triển kinh tế mạnh hơn nữa, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững...

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Không có chuyện Cam sành Hà Giang ủ thuốc bảo quản

BHG - Trên một số trang báo điện tử và mạng xã hội đang lan truyền nghi vấn Cam sành Hà Giang ủ thuốc bảo quản, bọc kín trong túi nilon khiến dư luận rất quan tâm, lo lắng. Nhằm rộng đường dư luận, phóng viên (p/v) Báo Hà Giang có cuộc trao đổi nhanh với đồng chí (đ/c) Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT xung quanh vấn đề này.

21/04/2016
Quản Bạ nhiều khó khăn trong chuyển đổi theoLuật Hợp tác xã năm 2012

BHG- Luật Hợp tác xã (HTX) (sửa đổi) năm 2012 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2013. Hướng dẫn thi hành Luật HTX mới yêu cầu các HTX phải chuyển đổi và tổ chức lại hoạt động trong vòng 36 tháng kể từ ngày luật có hiệu lực thi hành. 

21/04/2016
Sủng Cháng với "bài toán" giảm nghèo

BHG- Điều tra mới nhất về tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo tiếp cận đa chiều của xã Sủng Cháng (Yên Minh) thì có tới 81,6% hộ nghèo. Với điều kiện một xã "đá nhiều hơn đất", làm thế nào để người dân thoát nghèo là một bài toán không hề dễ đối với cấp uỷ, chính quyền xã Sủng Cháng nói riêng và huyện Yên Minh nói chung.

21/04/2016
Các nhà máy thuỷ điện phát huy tốt vai trò điều tiết nước phục vụ sản xuất

BHG- Trong vòng 5 năm, từ 2010 - 2015, trên địa bàn tỉnh có 13 dự án thuỷ điện hoàn thành, nâng tổng số các nhà máy phát điện lên 24, tổng công suất đạt trên 407 MW, sản lượng điện phát ra đạt 1.410 triệu KWh. Các nhà máy thuỷ điện đã phát huy tốt vai trò tích trữ, đảm bảo nguồn nước sản xuất điện, đồng thời điều tiết nước phục vụ canh tác và sinh hoạt của nhân dân.

21/04/2016