Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu

09:43, 01/11/2014

HGĐT- Trong 9 tháng đầu năm, ngành Ngân hàng tỉnh ta đã tập trung bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện mở rộng tín dụng hiệu quả, điều chỉnh giảm các mức lãi suất nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Lãi suất của tất cả các khoản vay cũ được các chi nhánh ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm về mức tối đa 12,5%/năm.


Theo đánh giá của ngành Ngân hàng cho thấy, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án trọng điểm có hiệu quả của tỉnh. Trong đó cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 4.087 tỷ đồng, chiếm 42,6% tổng dư nợ; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 886 tỷ đồng, chiếm 9% tổng dư nợ; cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt 1.809 tỷ đồng, chiếm 18,5% tổng dư nợ... Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng dư nợ mới đạt 7%, thấp so với cùng kỳ năm 2013 (năm 2013 đạt 9,4%), nguyên nhân là một số dự án thủy điện (Sông Miện 5, Sông Chừng, Sông Chảy, Nậm Mu...) đã có nguồn thu để trả nợ, nên dư nợ tại các ngân hàng đang giảm dần. Mặt khác do tình hình kinh tế khó khăn nên sức hấp thụ vốn của các thành phần kinh tế thấp, các doanh nghiệp không có nhiều các dự án sản xuất kinh doanh mới khả thi... do đó, ngành ngân hàng trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa vốn vào nền kinh tế


Cùng với các hoạt động trên, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc triển khai quá trình cơ cấu lại của từng nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) theo đúng đề án đã được phê duyệt, đồng thời có phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu. Theo thống kê cho thấy, trong những tháng đầu năm, các tổ chức tín dụng đã xử lý hơn 33,65 nghìn tỷ đồng nợ xấu, bao gồm các hình thức sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, thu hồi nợ từ khách hàng vay, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)... Tính đến ngày 15.8.2014, VAMC mua nợ xấu với tổng số dư nợ gốc 13.521 tỷ đồng, giá mua nợ là 11.193 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, tổng dư nợ xấu đến 30.9.2014 ước là 80 tỷ đồng, chiếm 0,82%/tổng dư nợ, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch dưới 3%). Từ đầu năm đến nay, các TCTD trên địa bàn đã xử lý 36 tỷ đồng nợ xấu, trong đó thu hồi từ khách hàng vay 16 tỷ đồng, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý 9,4 tỷ đồng, khoanh nợ 10,6 tỷ đồng.


Để tiếp tục thực hiện tốt việc giải quyết xử lý nợ xấu trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết: Trước hết, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát hoạt động của hệ thống TCTD, góp phần đảm bảo ổn định, an toàn và phát triển bền vững của toàn hệ thống TCTD. Xử lý nghiêm các sai phạm của TCTD theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Giám sát chặt chẽ việc chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại sau thanh tra, đảm bảo kỷ cương trong hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, giám sát; tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015, đặc biệt là triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ- TTg ngày 31.5.2013. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc và giám sát chặt chẽ việc triển khai phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu của các TCTD; tăng cường công tác thanh tra, giám sát và kiểm toán độc lập về chất lượng tín dụng, nợ xấu theo kế hoạch đề ra. Trên cơ sở thanh tra, kiểm toán về nợ xấu, triển khai mạnh mẽ các giải pháp xử lý nợ xấu; thực hiện giám sát thường xuyên nợ xấu và triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, kiên quyết áp dụng các giải pháp xử lý đối với các TCTD cố tình che giấu nợ xấu, không thực hiện nghiêm túc các giải pháp xử lý nợ xấu...


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình, Bắc Mê tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014
HGĐT- Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.
31/10/2014
Nhìn từ Chương trình sản xuất cây lương thực hàng hóa
HGĐT- Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đến nay, tổng diện tích lúa, ngô hàng hóa thực hiện được trên 62 nghìn ha, sản lượng đạt trên 207 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập gần 420 tỷ đồng. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã và đang tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người nông dân.
30/10/2014
Hội nghị đối thoại, kết nối Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Vị Xuyên với khách hàng
HGĐT- Ngày 28.10, Ngân hàng Nông nghiệp – PTNT huyện Vị Xuyên đã tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp và đối thoại giữa cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh. Dự Hội nghị có đại diện Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp – PTNT tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Vị Xuyên; 12 doanh nghiệp và 33 hộ kinh doanh đại diện cho 2.850
29/10/2014
Chống thất thu ngân sách từ hoạt động kiểm tra sau thông quan
HGĐT- Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) - Cục Hải quan Hà Giang đã tiến hành 6 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trong đó 5 cuộc đã hoàn thành, 1 cuộc đang thực hiện. Kết quả đánh giá 5 cuộc hoàn thành cho thấy, có 3 doanh nghiệp không sai phạm, 2 doanh nghiệp phát hiện sai phạm với số tiền thu nộp ngân sách trên 3,8 tỷ đồng.
29/10/2014