Hiệu quả kinh tế hộ ở xã Hữu Vinh

07:18, 28/10/2014

HGĐT- Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.



Với diện tích trồng mía hơn 2 ha của gia đình ông Mua Mí Phùng mỗi năm cho thu hoạch trên 40 triệu đồng/năm.


Sự phát triển của kinh tế hộ ở xã Hữu Vinh hiện đang có bước đột phá mới với những mô hình, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương đã đem lại thành công đáng kể. Thông qua việc phát triển kinh tế hộ, không những giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nhất là đối với các xã vùng cao, dân trí còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển, dễ bị kẻ xấu lợi dụng mà còn làm cho đời sống người dân được nâng lên. Việc XĐGN và vươn lên làm giầu chính đáng chỉ là vấn đề ngày một, ngày hai khi kinh tế gia đình đang được chính người dân nơi đây tiếp tục đầu tư, phát triển như hiện nay.


Kinh tế hộ ở xã Hữu Vinh được xem là nét phát triển mới, đa dạng từ lĩnh vực kinh doanh, trồng cây ăn quả, trồng rừng kinh tế đến nuôi thủy sản, làm dịch vụ du lịch tại nhà... Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện xã Hữu Vinh có trên 700 hộ ở 13 thôn bản thì có trên một nửa số hộ, số thôn có các mô hình phát triển kinh tế hộ với quy mô và mức độ đầu tư tương đối lớn, kinh tế hộ phát triển mạnh nhất hiện nay tập trung ở các thôn: Bản Trang, Bản Vàng, Nà Tậu, Muôn Vải... Do đặc thù là xã vùng cao, hầu hết các hộ đều phát triển theo mô hình trồng cỏ gắn với phát triển chăn nuôi đại gia súc, vườn rừng, trồng cây ăn quả đặc trưng của địa phương như na, hồng không hạt, soài, nhãn, vải, trồng mía... Thực tế cho thấy, ở xã Hữu Vinh có không ít những gia đình thông qua việc phát triển kinh tế bằng hình thức, cách làm khác nhau mà vươn lên XĐGN, tiến tới làm giầu như gia đình anh Mua Mí Phùng, thôn Muôn Vải. Đây cũng được coi là một trong những gia đình khá nhất và đi đầu trong việc mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế hộ, mỗi năm, gia đình anh có thu nhập cả trăm triệu đồng từ việc chăn nuôi, trồng mía và cây ăn quả. Gia đình anh Cự Vạn Chính, cùng thôn với anh Phùng lại chọn mô hình mua bò gầy về vỗ béo rồi bán, mỗi năm trừ chi phí cũng cho gia đình anh thu nhập khoảng 50 - 70 triệu đồng, bên cạnh đó anh cũng tận dụng diện tích đất vườntrồng mía, sắn vừa tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc, vừa để bán; riêng nguồn thu từ cây mía mỗi năm được từ 15 - 20 triệu đồng. Gia đình anh Vàng Mìn Pao, thôn Bản Vàng; Chẩu Tả Thắng, thôn Khai Hoang là hộ có mô hình trồng xoài ghép, na giống mới, hồng không hạt, làm dịch vụ kinh doanh, buôn bán hàng tạp hoá, làm dịch vụ du lịch tại nhà...


Có thể nói, thành công từ mô hình phát triển kinh tế hộ mang lại đã tạo cho xã Hữu Vinh một bộ mặt mới với những tiềm năng, thế mạnh nội lực đang được chính người dân nơi đây khơi dậy, tận dụng. Để đưa Hữu Vinh trở thành vùng kinh tế động lực, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển ngày một khởi sắc, bền vững hơn; huyện Yên Minh đã có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vốn, cây, con giống cho bà con theo hình thức đầu tư có thu hồi. Cùng kết hợp với Trung tâm giống cây trồng, Hội làm vườn, các HTX dịch vụ nông nghiệp, đã giúp cho bà con yên tâm hơn để đầu tư, phát triển, qua đó tạo thành mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đó là cách làm hay cần được nhân rộng.


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiềm năng và giải pháp cho một số sản phẩm có lợi thế trong lĩnh vực chăn nuôi
HGĐT- Tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh đã có tác động lớn giúp các hộ nông dân phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế
28/10/2014
Tăng hệ số sử dụng đất – giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững
HGĐT - Những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng luân canh cây trồng, bố trí khung thời vụ hợp lý, góp phần tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo hướng thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác... là mục tiêu mà ngành Nông nghiệp đang thực hiện để phát triển bền vững.
25/10/2014
Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn lưới điện
HGĐT - Được tách ra từ Công ty Điện lực Hà Giang, nay trực thuộc Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc, trong những năm qua, Chi nhánh Lưới điện cao thế Hà Giang luôn đảm bảo an toàn trạm, lưới điện do đơn vị quản lý, giảm thiểu sự cố, đặc biệt là trong mùa mưa bão; phối kết hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Hà Giang vận hành, xử lý sự cố đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt, sản
25/10/2014
Mèo Vạc hình thành “thói quen” sản xuất cây vụ Đông
HGĐT- Trước đây, việc đưa một số loại cây trồng vào sản xuất vụ Đông ở Mèo Vạc là chuyện hiếm thấy, hầu hết diện tích đất canh tác chỉ dùng để sản xuất một vụ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trong vài năm trở lại đây, việc hình thành nên “thói quen” sản xuất cây vụ Đông (CVĐ) bước đầu tạo được sản lượng hàng hóa đáng kể, góp phần thay đổi nhận thức và mở ra hướng
23/10/2014