Phấn đấu trở thành vùng trọng điểm Quốc gia về dược liệu

08:02, 10/09/2014

HGĐT- Tỉnh ta có nguồn tài nguyên các loài cây dược liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Xác định đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, tỉnh đã có chủ trương và ban hành nhiều cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển mạnh diện tích trồng cây dược liệu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và đẩy nhanh công cuộc XĐGN.



Quả gấc là một trong những nguồn dược liệu quý được trồng nhiều tại Bắc Quang và Quang Bình.


Theo thống kê, khảo sát, toàn tỉnh có trên 1.000 loài dược liệu khác nhau, trong đó có nhiều loại cây có giá trị kinh tế lớn phân bố rải rác ở các khu vực có độ cao từ 1.000 đến 1.500m, đặc biệt cónhiều tại 4 huyện núi đá phía Bắc và 2 huyện núi đất phía Tây, gồm các loại tiêu biểu như: Thảo quả, Hồi, Quế,Ấu tẩu, Ý dĩ, Gừng, Nghệ, Lá khôi, Đỗ trọng, Óc chó, Sa nhân... tập trung ở Vị Xuyên, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần; Bách xanh, Thông đỏ lá ngắn, Hoàng tinh, Tam thất, Xuyên khung và một số loài quí hiếm khác chủ yếu ở Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, chất lượng cây dược liệu được trồng ở tỉnh ta rất tốt, các loại cây từ Thảo quả, Hương thảo đếnu tẩu, Giảo cổ lam, Atiso, Bạch chỉ... đã khẳng định được tính thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất này. Đây cũng là cơ sở khoa học vững chắc cho tỉnh xây dựng định hướng phát triển cây dược liệu của mình.


Tuy nhiên, trong những năm trước đây, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào gieo trồng, sản xuất giống cây thuốc và chế biến sau thu hoạch, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; việc nuôi trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát, chưa làm tốt công tác quản lý khai thác, thu mua dược liệu trong tự nhiên, việc thu hái nhiều năm không có ý thức bảo tồn, tái sinh, vì thế đã làm suy giảm tài nguyên cây thuốc... Trước thực trạng đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển các loài cây dược liệu quý; đẩy mạnh công tác thu hút, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư trồng, sản xuất và chế biến dược liệu tại địa phương; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và cả những doanh nghiệp trên lĩnh vực này để xây dựng chương trình, đề án phát triển cây dược liệu của tỉnh... Gần đây nhất tỉnh đã ký kết với Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam về chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học, phát triển cây dược liệu tại Hà Giang. Qua đó, tiếp tục nghiên cứu phát triển các loại cây dược liệu quý làm nguyên liệu sản xuất thuốc phục vụ cho ngành Y tế cả nước.


Trước chính sách thu hút đầu tư của tỉnh và qua quá trình khảo sát tìm hiểu thực tế cho thấy tỉnh ta có những điều kiện và lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây dược liệu. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây dược liệu, trong đó có các vị dược liệu Bắc mà không nhiều nơi có thể trồng được như: Tam thất, Đương quy, Túc đoạn, Actiso, Đẳng sâm, Hồng hoa, Hoàng cầm, Hoàng kỳ... và nhiều loại rau hoa ôn đới, Công ty Cổ phần thương mại Nông, lâm nghiệp Bình Minh 3 đã quyết định đầu tư, phát triển cây dược liệu tại Hà Giang. Đến nay, Công ty đã khởi công xây dựng được 3 khu trồng dược liệu, cây rau quả tập trung với quy mô trên 500 ha tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ); Chiêu Lầu Thi, xã Thu Tà, (Xín Mần) và xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì), với tổng số vồn đầu tư gần 90 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn được tỉnh giao cho quản lý hàng ngàn ha đất để trồng dược liệu dưới tán rừng, công ty đã trồng thành công hơn 100 loài dược liệu với các quy mô khác nhau, một số loài dược liệu bản địa được bảo tồn và nhiều loài được di thực, trong đó có 14 loài dược liệu trồng với diện tích lớn như Astiso, Bạch chỉ, Đương quy, Lão Quan Thảo... đã được thu hoạch một số loại sản phẩm vụ đầu tiên và tiếp tục phát triển mở rộng trong năm 2014 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, giải quyết việc làm ổn định cho gần 200 lao động người địa phương với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.


Cùng với Công ty Bình minh III, Công ty Nam Dược đã đầu tư sản xuất cây dược liệu, tại xã Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), với 3 loại giống: Hi Thiêm, Atiso và Xuyên khung. Hiện nay đã triển khai trồng được 5.800m2 cây Atiso tại xã Quản Bạ và gieo ươm bầu 2 kg giống Hi thiêm, với hình thức phối hợp: Huyện xây dựng mô hình, Công ty Nam Dược cam kết tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Đối với những loại cây dược liệu mới đưa vào sản xuất đều sinh trưởng phát triển tốt, các loài cây này đang được các nhà sản xuất dược phẩm rất quan tâm và đặt hàng. Bên cạnh đó, Trung tâm Giống cây trồng Phó Bảng đã xây dựng xong vườn bảo tồn, đầu tư trồng bảo tồn nhiều giống dược liệu quý của địa phương như: Tam Thất, Cẩu Tích, Thiên Niên Kiện, Thổ Nhân Sâm, Cây Bảy lá một hoa, Bách hợp, Cỏ Nhung ... với tổng số trên 60 loài.


Trao đổi tại cuộc hội thảo về phát triển cây dược liệu của tỉnh cuối tháng 6 và làm việc với các công ty ở Trung ương và một số địa phương trong cả nước trung tuần tháng 7 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến khẳng định: “Với những thành công ban đầu của dự án trồng cây dược liệu tại tỉnh, Hà Giang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành vùng sản xuất dược liệu lớn nhất vùng Đông Bắc, có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến dược liệu trong nước và tại một số nước vùng Đông Nam Á, hàng năm sẽ giải quyết được việc làm cho khoảng 50.000 lao động, góp phần tăng mức thu nhập bình quân của tỉnh. Giúp người dân gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp, từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cơ hội cho sản phẩm công nghiệp nông thôn “cất cánh”
HGĐT - Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh ta tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu. Đây có thể coi là cơ hội cho các cơ sở sản xuất hàng CNNT trong tỉnh tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Đồng thời, cũng là dịp để có thể đánh giá về chất lượng, sự đa dạng về các sản phẩm ở một địa phương giầu tiềm năng sản xuất
29/08/2014
Đồng Văn không còn nợ xấu
HGĐT- Bằng cách quản lý chặt chẽ, linh hoạt trong hoạt động huy động, cho vay vốn, trong đó đặc biệt coi trọng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay gắn với trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng. Điều này đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi cũng đã không còn ở Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện
27/08/2014
Người mang Sổ đỏ “gõ cửa” Ngân hàng
HGĐT- “Năm 2003, thành lập Hợp tác xã (HTX), tài sản duy nhất chúng tôi có là số tiền trên 50 triệu đồng của những xã viên (XV)“chân vướng đất, tay lấm bùn” góp lại. Biết là HTX không thể đứng ra vay vốn Ngân hàng nên tôi đánh liều, mang Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của gia đình “gõ cửa” Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Chi nhánh huyện Bắc Quang vay 300 triệu đồng, để đưa
27/08/2014
Công ty Điện lực Hà Giang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu những tháng cuối năm
HGĐT- Với mục tiêu cung cấp điện an toàn, ổn định, trong thời gian qua, Công ty Điện lực Hà Giang đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tăng trưởng điện thương phẩm đáp ứng được nhu cầu phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, phát triểnKT – XH và đảm bảo ANQP của tỉnh.
27/08/2014